Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

VANG ÔNG HÀO - Sản phẩm mang tên một con người

 Tính đến nay ông nghỉ hưu đã được mấy năm. Theo quan niệm người đời, nghỉ hưu nghĩa là được an nhàn tĩnh dưỡng sau những năm tháng lao động miệt mài vất vả. Nhưng với ông, thì không! Được biết vừa qua, một lần nữa ông giành Giải Nhất cuộc thi Vang Quốc tế Việt Nam (Best Vietnamese Fruit Liguor Troply), tôi đến để chúc mừng, ông cười bảo: Ôi trời. Đấy là cái nghiệp của mình rồi. Còn sống, còn nhúc nhắc được, thì còn phải nghiên cứu chứ. Suốt đời, mình sống bằng nghiên cứu. Lấy nghiên cứu nuôi nghiên cứu. Lấy nghiên cứu phục vụ cho đời sống dân sinh. Không nghiên cứu thì ngứa ngáy chân tay lắm.

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023

Cái tâm của người con rể (Báo Người cao tuổi, Xuân Giáp Ngọ 2014)

 Bài của Nhà văn Nguyễn Hiếu.

Trang bìa số báo đăng bài viết: "Cái tâm...".

(Viết về con rể út của Nhà viết kịch Lộng Chương)

Nguyễn Thị Việt Nga: Viết như một cách thanh lọc tâm hồn! (Báo Lao động cuối tuần, 28/4-30/4/2017)

           

 Giờ đây, thực sự tôi đã coi Nga như người trong nhà; coi Nga là: “Con gái đỡ đầu út ít” của Cha tôi - Nhà viết kịch Lộng Chương. Dù rằng, Cha tôi đã mất hơn 13 năm rồi, và tôi với Nga cũng mới quen biết nhau được khoảng gần 4 năm.

Nguyên do thì… giản dị lắm. Nhưng… để làm được điều giản dị như Nga đã làm, liệu có mấy ai?

Trước khi quen biết Nga, tôi từng đọc những tản văn, những truyện ngắn, truyện dài, những trang ký của Nga đăng rải rác trên báo Lao động, trên trang nhavantphcm.com.vn. Tôi đọc tác phẩm của Nga, như đọc những sáng tác của người khác, chưa mấy ấn tượng. Đến khi gặp gỡ trực tiếp, hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống của Nga, những nhìn nhận trong tôi dần vỡ vạc, thêm yêu quý và ngưỡng mộ Nga; càng trân trọng nhiều lắm cái chất “nhân” đầy ắp trong người phụ nữ trẻ luôn tất bật bằng hành động, luôn ngồn ngộn suy tư trong tâm tưởng, luôn tràn đầy những ý tưởng cho phía trước… là Nga.

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023

Triển lãm 50 PHÁT MINH bởi UKRAINE TRAO TẶNG THẾ GIỚI (2)


Sáng 2/12/2023 bọn mình đến tham quan Triển lãm 50 PHÁT MINH bởi UKRAINE TRAO TẶNG THẾ GIỚI.

Di chuyển bằng buýt, mình đã cẩn thận tra google maps; nhưng đột nhiên thay đổi lộ trình khi hỏi ý kiến ông xã, không ngờ lại cực thuận lợi. Sau khi xuống buýt, chỉ chưa đầy 500m đã đứng trước cổng Đại sứ quán UKRAINE.

Cảm nhận đầu tiên khi bước vào đó là một không khí nhẹ nhõm, dễ chịu. Trưng bày khắp sân là những hình ảnh giới thiệu về 50 PHÁT MINH, với rất nhiều lĩnh vực, được nghiên cứu và ra đời bởi người UKRAINE. Lần lượt xem từng bức tranh giới thiệu, thực sự mình không ngờ, có những vật dụng đơn sơ, cả thế giới loài người sử dụng nhiều thế kỷ nay, và chính mình đã được dùng trong một thời đoạn dài của chiến tranh, lại là chính từ những người UKRAINE sáng chế ra.

Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2023

Triển lãm 50 phát minh bởi UKRAINE trao tặng thế giới (1)



 
Lưu niệm cùng ông Đại sứ và Phu nhân
Sáng 2/12/2023 vợ chồng mình đến tham quan Triển lãm tại Đại sứ quán UKRAINE. Được ông bà Đại sứ tiếp và mời chụp ảnh. 😍

Trong cuộc trò chuyện, Ông Đại sứ mời vợ chồng mình du lịch UKRAINE khi chiến tranh kết thúc. Mình vui vẻ nhận lời, với “điều kiện nhỏ”: Ông cam đoan tạo thuận lợi khi cấp visa, nếu kết thúc CT mà vợ chồng mình còn đủ sức 😀.

Bởi, nay vợ chồng mình đã thuộc diện, đi máy bay phải chứng minh sức khỏe 😂

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2023

MÀU XANH QUYẾN RŨ (Báo Người Hà Nội 30/11/2007)

     


Bữa nhậu hôm đó, Kim thông báo cho chúng tôi rằng, đã trở thành “Famer” (nông dân). Cứ nghĩ nó nói chơi chơi vậy, nhưng đến khi cầm trong tay tờ quảng cáo, với những giới thiệu cụ thể về Công ty Thiên Nhiên Xanh, về loại rau mầm giàu dinh dưỡng, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, tôi mới tin đó là sự thật.

Để được “mục sở thị” loại sản phẩm mới này, một chiều thu tôi theo Kim đến tận nơi sản xuất. Nơi ấy cách trung tâm thành phố chừng hơn bốn mươi cây số, giữa những ngọn núi cây cối xanh um. Nắng chiều thu hơi chói gắt nhưng gió vẫn man mát, lành lạnh, khiến cảm giác trong tôi thật dễ chịu. Thích thật, chỉ cách một quãng đường nhỏ, ngoài kia ô tô xe máy vù vù, bụi tung mù mịt, còn ở đây không khí tĩnh lặng, trong lành, nhẹ nhõm.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

Hà Nội tuổi thơ tôi (Thăng Long Văn hiến, tập 12/2002; TC Thăng Long KH&CN số 10/1999...)

 












Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

CÂU LẠC BỘ KỊCH THƠ - CHỐN ĐAM MÊ CỦA NHỮNG NGƯỜI LÃNG MẠN (Hanoimoi 24/9/2013)

 

Đầu năm 1979, cha tôi - Nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương nghỉ hưu. Vào khoảng tháng 3/1979 cha tôi được ông Trương Đức Chính - Thường trực Viện Nghiên cứu sân khấu mời đến Viện, trao đổi về dự kiến tập hợp lực lượng, thành lập Câu lạc bộ Kịch thơ (CLB Kịch thơ - do Viện Nghiên cứu sân khấu đỡ đầu). Viện trưởng Viện Nghiên cứu sân khấu khi ấy là ông Hoàng Châu Ký rất ủng hộ chủ trương này. Theo nguyên văn nội dung giấy mời họp do ông Hoàng Châu Ký, ký ngày 18/4/1979,  thực ra Viện Nghiên cứu sân khấu mong muốn tổ chức một Đoàn Kịch thơ thể nghiệm, trực thuộc Viện nhưng chưa có điều kiện. Vì thế trước mắt Viện đứng ra tổ chức một CLB Kịch thơ. Viện sẽ đảm nhiệm đỡ đầu CLB một phần về tổ chức vật chất. Thành phần tham gia CLB là những nghệ sĩ lão thành, những nghệ sĩ trẻ, các tác gia, diễn viên, những nhà lý luận sân khấu, họa sĩ, nhạc sĩ… với tinh thần tham gia một cách tự nguyện, vô tư, thiết tha với thể loại kịch thơ…

Với một CLB mang tính chất “tay không” về vật chất và đường lối hoạt động như thế, đương nhiên trong Ban Vận động thành lập CLB Kịch thơ không thể thiếu gương mặt Nhà thơ Trần Huyền Trân – một người bạn tri âm, tri kỷ của Lộng Chương từ những ngày tháng 7/1957, khi hai người cùng với nhiều bạn hữu khác đứng ra thành lập Đoàn Chèo Cổ Phong; cũng với tư thế của những ông bầu “tay trắng”. Và thế là, hai người bạn hiểu nhau đến tận chân tơ kẽ tóc đã cùng các thành viên trong Ban Vận động mời được gần bốn chục người, từ các đơn vị nghệ thuật chuyên và không chuyên: Đoàn ca nhạc Ủy ban PTTH Việt Nam, Nhà hát Kịch Việt Nam, Đoàn ca nhạc Đài tiếng nói Việt Nam, Công ty Xe khách Thống Nhất, Trường Nghệ thuật sân khấu VN, Đoàn kịch Công nhân Hà Nội… tham gia hoạt động.

Ba tập sách về Nhà viết kịch Lộng Chương (Hanoimoi 7/2013)


Nhân 10 năm ngày mất của nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương (2003-2013), NXB Sân khấu và NXB Hội Nhà văn cùng gia đình vừa ấn hành ba tác phẩm mới về ông, đó là: “Lộng Chương – Để đến… Nơi đến” (tập kịch và những sáng tác khác); “Lộng Chương trong trái tim bè bạn” (tập hợp các bài viết của nhiều tác giả) và “Lộng Chương, Ta – Bạn và Đời” (tập thơ).

 Nhà viết kịch Lộng Chương (tên khai sinh là Phạm Văn Hiền), nguyên UV Ban Thường vụ, Thường trực Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam từ khóa I đến khi nghỉ hưu. Ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – nghệ thuật năm 2000.

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2023

NỖI NIỀM QUÊ NGOẠI (Báo Văn nghệ số 14/2007)

            Con đường Láng - Hoà Lạc rộng mở, đưa xe tôi bon bon trên nẻo về quê ngoại. Quê ngoại của tôi giờ gần Hà Nội lắm, chưa tới năm mươi phút đồng hồ đi bằng xe máy. Cây đa đầu làng đã sừng sững trước mắt. Toàn thân tôi chợt gai gai, bồn chồn. Ký ức một thuở tưởng như xa lắc, xa lơ chợt cuồn cuộn chảy về, quấn quýt, xoắn bện trong cái đầu chộn rộn, xốn xang của tôi. Quẹo vào con đê làng một đoạn ngắn, xe máy của cậu tôi phanh gấp. Xe tôi cũng khựng lại theo. “Chính chỗ này đây, ngót hai mươi năm trước, mẹ cháu bị kẹt chân vào bánh xe của dì Nhu, khi dì và cậu đưa mẹ về viếng mộ ông bà ngoại. Cậu với dì lo quá. Cậu cứ nâng lấy gót chân của mẹ cháu, hỏi: Chị ơi, chị có đau lắm không? Vậy mà, đã gần hai mươi năm. Giờ, cả mẹ cháu cũng đã không còn!”.  Giọng cậu buồn buồn, xa xót.