Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024

KỶ NIỆM 40 NĂM TRƯỚC


Năm 1985 gái út của Cha Mẹ đi Liên Xô (cũ).
Khi đó, công nghệ in ảnh trên nhựa mới có. Vậy là con mang theo 2 tấm hình nhỏ của Cha Mẹ để in bằng công nghệ mới đó làm kỷ niệm. 
Trải qua ngót 40 năm, chất lượng ảnh gần như không hề xuống cấp. Chỉ là sự bảo quản chưa tốt do điều kiện sống xưa, nên mép ảnh bị rạn vỡ. 
Hôm trước, vợ chồng gái út "ôm" Cha Mẹ đi "hồi sinh"...
Vậy là chúng con cũng thêm được niềm vui...

Dẫu biết rằng, chả có gì là mãi mãi... nhưng gìn giữ được những kỷ niệm về Cha Mẹ thêm năm tháng nào, chúng con sẽ luôn cố...  


Thu Hà Nội, 24/10/2024

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024

Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (4) Thư anh Thế Dương

Một trong những địa phương mà Nhà viết kịch Lộng Chương gắn bó 1 thời gian dài, tận tâm cống hiến tài năng và sức lực của mình, là Thanh Hóa. 

Trong một bài viết của mình (Lộng Chương trên một quãng đường tỉnh Thanh-Sách “Kịch Lộng Chương” - Nxb Văn học, 1997), ông Mai Bình (một lãnh đạo ngành văn hóa tỉnh Thanh) đã có những lời gan ruột, khi nói về nhiệt tình của NVK Lộng Chương khi tham gia xây dựng 2 đoàn Kịch và Chèo của xứ Thanh: Phần lớn, phần nặng cân trong thành quả trên đây là nhờ công lao và sự hi sinh nhiều mặt của ông thầy Lộng Chương. Ngoài đoàn kịch, ông cũng không kém công lao bồi dưỡng nghệ thuật và dàn dựng tiết mục cho đoàn chèo. Có thể nói, mười năm giặc Mĩ dội bom đạn xuống Thanh Hóa thì cũng mười năm ấy Lộng Chương xuất hiện nhiều nhất”.

Chính với cái tâm cái tầm của mình nên NVK Lộng Chương đã có nhiều bạn bè, học trò, “con đỡ đầu” trong cuộc đời hoạt động của mình.


Ps/ Khoảng năm 1988, con gái của anh Thế Dương ra Hà Nội ôn thi ĐH. Và mái nhà của NVK Lộng Chương cũng đã rộng mở (như từng rộng mở với bạn bè, học trò, con cái của các học trò khác) cho cháu ấy có nơi trú ngụ, có những bữa cơm đạm bạc, với tình cảm yêu thương chăm sóc của cụ bà Lộng Chương, để cháu yên tâm ôn thi. 

Cũng thật lạ, giai đoạn đó, cuộc sống cực kỳ khó khăn, để lo cho 1 gia đình đông đúc đã là cả 1 gánh nặng; vậy mà cụ bà Lộng Chương luôn phải đón nhận nhiều họ hàng, bạn bè, học trò của chồng, và... đến cả con cái của học trò của chồng, ăn ở trong thời gian dài... mà cụ vẫn nhẹ nhàng, tươi tắn, ân cần hết lòng! Lạ lắm cơ...

Dưới đây là thư gửi NVK Lộng Chương của 1 trong những học trò, “con đỡ đầu” của ông - Học trò Thế Dương (nguyên Trưởng đoàn Kịch Thanh Hóa).