Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

        ĐỌC LẠI “HẦU THÁNH” CỦA LỘNG CHƯƠNG

Pgs. NGUYỄN BÍCH THU

Nhà nghiên cứu phê bình văn học

   Nhà văn - Nhà viết kịch Lộng Chương không chỉ là “người đặt nền móng và là danh thủ hài kịch hiện đại Việt Nam”, mà ông còn là người kế tục xứng đáng truyền thống văn chương trào lộng, từ tiểu thuyết phóng sự đầu tay Hầu thánh (NXB Cộng lực, H, năm 1942). Có lẽ những trang viết phối trộn giữa phóng sự và tiểu thuyết về chuyện hầu thánh, hầu bóng của lớp người trung lưu trước năm 1945, đã tạo chất liệu cho tiếng cười với nhiều cung bậc khác nhau, ngày càng đậm đặc, đã làm nên “thương hiệu” Lộng Chương sau này. Quẫn - một tác phẩm tiêu biểu, tràn ngập chất trào lộng của Lộng Chương đã trở thành mẫu mực cho thể hài kịch hiện đại Việt Nam.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

KỊCH TÁC GIA LỘNG CHƯƠNG - MỘT NHÂN CÁCH LỚN,

MỘT CÁ TÍNH SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO

                                            NSND - Họa sĩ - Nhà thơ Lê Huy Quang

   Từ ngàn xưa, tiếng cười đã không thể thiếu được trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Trong các câu chuyện dân gian, cổ tích, tiếu lâm, cả huyền thoại, dã sử, lịch sử… cho đến kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca… tiếng cười đã trở thành vũ khí sắc bén, tạo nên sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc sống thường nhật. Tiếp thu những tinh hoa của di sản văn hóa dân gian, từ khi xuất hiện, nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt Nam - mà tiêu biểu là Chèo, Tuồng, đã sáng tạo nên nhiều nhân vật và các vở diễn hài nổi tiếng… Sân khấu hiện đại Việt Nam cũng đã xuất hiện không ít các tác giả lớn, mà Kịch tác gia Lộng Chương - một nhân cách lớn, một cá tính sáng tạo độc đáo - với khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm  hàng trăm vở kịch dài, kịch ngắn, đã khẳng định vị trí của mình, đặc biệt ở thể loại hài kịch.

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

     TỪ NẶNG SÂU, MÊ ĐẮM NHÂN VẬT HỀ CHÈO…
ĐẾN NHỮNG TÁC PHẨM HÀI KỊCH XUẤT SẮC

Nguyễn Quốc Trượng

Giám đốc-Đại tá-Đạo diễn-NSND

(…)

            Đối với anh em nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật Chèo, trong đó có nghệ sĩ chuyên diễn Hề Chèo, dù được làm việc trực tiếp hay không trực tiếp với thầy Lộng Chương thì ông mãi mãi là một người thầy lớn; bởi số lượng tác phẩm đồ sộ nổi trội, đã được khẳng định qua thời gian  rất dài; và bởi ông còn là một con người mẫu mực về nhân cách, đạo đức sống trong suốt cuộc đời mình.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VNHT

LỘNG CHƯƠNG - NGƯỜI THẮP LỬA
NHỮNG ĐAM MÊ CHO
TUỔI TRẺ

                                                          NSƯT Trần Minh Ngọc                       

NSUT Trần Minh Ngọc - HIệu trưởng trường SKĐA TP Hồ Chí Minh (Người đứng)

Đã có nhiều người thuộc thế hệ tiền bối và các bậc thầy trong giới sân khấu ca ngợi về con người cùng những giá trị sáng tạo, giá trị đóng góp to lớn của Tác giả - Đạo diễn Lộng Chương. Trong bài viết này với tư cách là người của thế hệ kế cận, chịu ơn Thầy Lộng Chương, tôi xin được nói thêm về một mảng hoạt động sân khấu của ông với thanh niên Hà Nội - những người trẻ làm sân khấu không chuyên.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

NỖI ĐAU HẬU CHIẾN(*)

                                                                                                                                        Truyện ngắn Giang Trung Học

            Anh Công con trai út bà Thành đã trở về. Cao. To. Chững chạc. Chỉ có nước da hơi tai tái. Trong tích tắc, bà ngắm con từ đầu đến chân. Rồi hai mẹ con ôm choàng lấy nhau ngay trước cửa nhà. Mừng rỡ. Nghẹn ngào. Rõ nó rồi, con bà đây rồi, mà tưởng chừng như trong mơ vậy.

           Ngày anh Công đi bộ đội, vẫn còn chiến tranh ở trong Nam. Đất nước có giặc, trai tráng ra mặt trận là phải. Tuy không khuyến khích con, nhưng nó đã xung phong thì bà đồng ý ngay. Cản trở con, hoá ra bà lạc hậu à; còn mang tiếng với làng nước, xóm giềng. Chứ đối chiếu tiêu chuẩn thì anh Công được miễn bộ đội. Vì nhà đã có hai người anh ruột ra mặt trận, lại đều hy sinh cả.


Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

            GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

NGƯỜI LÀM RẠNG RỠ QUÊ HƯƠNG

        Ông BÙI VĂN CƯỜNG 

        Chủ tịch UBND xã Thúc Kháng, h. Bình Giang, Hải  Dương   
Ông Bùi Văn Cường (trái ảnh) cùng NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội NSSK VN

Không có Mẹ... cái gì con cũng không!

 

Hôm qua thì nóng oi. Hôm nay đổi trời, mưa rỉ dách cả đêm. Sáng lúc mưa lúc dừng. Càng thêm khó chịu cho người bị xương khớp và tiền đình. Mất ngủ cả đêm... 

Tự dưng nhớ đến Mẹ, người cả đời quần quật, hầu chồng, chăm cả một đàn con cùng bà mẹ chồng chả dễ tính tẹo nào. Lại còn, luôn sẵn sàng đứng dậy, nhường chỗ trong mâm cơm, cho bạn chồng, cho trò của chồng, nhưng vẫn tươi nhẹ như không! Mà, bạn và trò của bố, thì "đông như quân Nguyên". 

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT


NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC SÁNG NGỜI 
CỦA NGƯỜI CẦM BÚT ĐÃ THÔI THÚC CHÚNG TÔI 


TS Nguyễn Thị Việt Nga 

Giám đốc Sở VH-TT-DL Hải Dương

Trong buổi lễ trọng thể và vô cùng ấm áp này, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà văn - Nhà viết kịch Lộng Chương, các nhà nghiên cứu và các văn nghệ sỹ đã có nhiều tham luận sâu sắc về sự nghiệp, về các tác phẩm của ông. Tôi, lớp hậu sinh thiệt thòi chưa từng được gặp mặt Nhà văn - Nhà viết kịch Lộng Chương ngoài đời thực, xin không bàn thêm về học thuật, mà chỉ có đôi điều trao đổi rất tản mạn.

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

ĐÔI LỜI VỀ NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG

(NGHĨA ĐỜI BẤT TẬN)

                                                               PGS. TS. Phạm Duy Khuê

  (…)

 Lộng Chương “làm nghề” viết kịch như một “định mệnh”. Phẩm chất “hài kịch” ở ông là thứ “thiên bẩm”. Cái năng khiếu trời cho ấy vừa là phương tiện, vừa là động lực, vừa là góc nhìn và cách nhìn trong suốt quá trình dấn thân vào hiện thực để khơi dậy nguồn cảm hứng từ tâm tuệ sáng ngời luôn nổi sóng thần mong trả nghĩa cho đời không mảy may vơi cạn trong ông. Lộng Chương – một trái tim dũng cảm, nhân hậu; một tính cách giản dị, khiêm nhường; một ý chí tiên phong… tất cả đã thuộc về Tổ quốc và nhân dân.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

 

LỘNG CHƯƠNG - CON NGƯỜI KỲ DIỆU(*)

                                                                                    PGS.TS. Trần Trí Trắc

 

Ngày 5 tháng 2 năm 1918, ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, đã ra đời một công dân mang tên Phạm Văn Hiền, có quê gốc tại thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dịp ấy vào mùa Tết Đinh Tỵ, tri xuân, rét ngt, gió hun hút Cái tên Hin y được b m đặt cho có ngun gc t bn tính sơ sinh: ít khóc, cho ăn thì ăn, cho ngủ thì ngủ, không thích vòi vĩnh…

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

TÌNH SỬ LOA THÀNH ĐÃ CHO TÔI NHẬN THỨC MỚI

VỀ SỰ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT


NSND LÊ TIẾN THỌ

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam


Năm 1979, Đoàn Tuồng Bắc Trung ương, nay là Nhà hát Tuồng Việt Nam dựng vở “Tình sử Loa thành” của tác giả Lộng Chương, do NSND Nguyễn Ngọc Phương đạo diễn. Nhân vật Mỵ Châu được giao cho NSND Mẫn Thu đảm nhận. Còn Trọng Thủy - một vai diễn rất khó đối với nghệ thuật Tuồng, NSND Ngọc Phương không biết phân cho diễn viên nào. Ông phải đưa vấn đề này ra Hội đồng Nghệ thuật trao đổi để tìm người thủ vai. Và, ông cũng ngỏ ý muốn giao vai đó cho tôi thể hiện. Nhưng Hội đồng Nghệ thuật có nhiều ý kiến phản đối, vì cho rằng vai Trọng Thủy là kép phong tình - một dạng vai như kiểu Lã Bố trong vở Phụng Nghi Đình - không phù hợp với tôi. Trước nay, sở trường của tôi thường thể hiện các nhân vật kép văn, lão văn, rất khác với vai có tính chất phong tình. Cuối cùng, NSND Ngọc Phương và tác giả Lộng Chương, sau khi bàn bạc đã quyết định giao vai Trọng Thủy cho tôi. 

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

TỤT DỐC(*)

       Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm

Hắn là một kẻ khốn khổ. Khốn khổ và mạt hạng!

            Cách đây dăm năm, ai dám nghĩ rằng sẽ có lúc Hắn khốn khổ và mạt hạng? Dăm năm là quãng thời gian ngắn so với một đời người. Nhưng cái dăm năm tụt dốc của Hắn thật quả đằng đẵng, lê thê đến ghê rợn.

            Nhiều lúc hắn muốn tự vẫn. Cái chết sẽ chấm dứt mọi mất mát, nhục nhã. Cái chết sẽ đem đến cho Hắn sự yên ổn, an toàn. Sẽ chẳng còn những dày vò, cắt rứt tâm can. Sẽ chẳng còn những cơn vật vã khát rượu, đói ăn. Sẽ chẳng còn nỗi sợ hãi khi đắm chìm trong cơn cháy túi…