Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

KỶ NIỆM VỀ PHONG CÁCH ĐẠO DIỄN CỦA BÁC LỘNG CHƯƠNG

Nhà văn Nguyễn Hiếu

Năm 1976 là năm thứ sáu tôi nhận công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN). Mặc dù công việc của một phóng viên kinh tế khá vất vả nhưng vẫn không làm giảm niềm ham muốn viết kịch của tôi.

Tôi đam mê viết kịch từ khi học xong lớp 10. Trong lúc chờ gọi Đại học, tình cờ tôi vớ được tuyển tập Kịch Sếch-xpia do Bùi Ý, Bùi Phụng dịch. Tôi đọc liền hai lần tập kịch hấp dẫn này. Sau đó tôi viết ngay kịch bản “Truyền thuyết nỏ thần”mà lớp lang, tình tiết, ngôn ngữ hệt Sếch-xpia. Lại bởi luận văn tốt nghiệp đại học tôi cũng chọn đề tài về A.P. Sê Khốp - cha đẻ của loại kịch xung đột ngầm - nên sự say viết kịch trong tôi càng tăng.

TRẮC TRỞ

Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm

            Đặt nốt chiếc valy cuối cùng lên băng tải, tôi chạy vội ra phía cửa đón khách. Nhớn nhác nhìn dòng người đang đi vào từ phía ngoài, vẫn không hề thấy bóng dáng anh đâu, tôi thất vọng. Trời ơi, không có lẽ...

            Tiếng cô phát thanh viên vang lên, nhắc nhở.  Nhác thấy chỉ có Vinh - cậu nhân viên sứ quán, người đã giúp tôi chuyển hành lý đến sân bay đang đi lại phía mình, tôi chợt đoán được điều sẽ xảy ra. Khi đối diện cậu, cảm giác hụt hẫng, rã rời, tôi buông xuôi hai tay. Chiếc ví đầm - kỷ niệm anh mua tặng tôi, rơi bịch xuống đất. Không nói một lời, chậm chạp cúi nhặt, rồi tôi ngước nhìn Vinh với đôi mắt mọng nước, xót xa. Đến phút chót, khi mọi thủ tục hải quan của tôi đã hoàn tất, Vinh mới thông báo rõ ràng sự vắng mặt của anh. Tôi hiểu, cậu ta đã xử sự đúng. 

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

 Thầy LỘNG CHƯƠNG của chúng tôi

                                                                    Nghệ sĩ Ngọc Hiền

(...)

Năm 1958, đang học năm đầu tiên cấp III, tôi và chị Mỹ Dung (sau này là NSƯT Mỹ Dung - con dâu trưởng NSND Thế Lữ) cùng với NSND Trọng Khôi (cũng đang học năm đầu cấp III), được anh Doãn Hoàng Giang đưa vào hoạt động tại Đội Kịch Thành Đoàn Thanh niên Hà Nội do Thày Lộng Chương dẫn dắt.

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

“CHÁT” VỚI BÁC LỘNG CHƯƠNG

                                                                                                                Nhà Biên kịch ĐỖ TRÍ HÙNG

Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới chị Phạm Hồng Thắm, anh Lê Tiến Thọ - những người đã tin tưởng và tạo cơ hội cho tôi được đứng ở vị trí này, trong buổi hội thảo rất trang trọng kỷ niệm 100 năm sinh một bậc thày của nền sân khấu nước nhà - cố Nhà văn, Nhà viết kịch Lộng Chương.

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

        ĐỌC LẠI “HẦU THÁNH” CỦA LỘNG CHƯƠNG

Pgs. NGUYỄN BÍCH THU

Nhà nghiên cứu phê bình văn học

   Nhà văn - Nhà viết kịch Lộng Chương không chỉ là “người đặt nền móng và là danh thủ hài kịch hiện đại Việt Nam”, mà ông còn là người kế tục xứng đáng truyền thống văn chương trào lộng, từ tiểu thuyết phóng sự đầu tay Hầu thánh (NXB Cộng lực, H, năm 1942). Có lẽ những trang viết phối trộn giữa phóng sự và tiểu thuyết về chuyện hầu thánh, hầu bóng của lớp người trung lưu trước năm 1945, đã tạo chất liệu cho tiếng cười với nhiều cung bậc khác nhau, ngày càng đậm đặc, đã làm nên “thương hiệu” Lộng Chương sau này. Quẫn - một tác phẩm tiêu biểu, tràn ngập chất trào lộng của Lộng Chương đã trở thành mẫu mực cho thể hài kịch hiện đại Việt Nam.

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

KỊCH TÁC GIA LỘNG CHƯƠNG - MỘT NHÂN CÁCH LỚN,

MỘT CÁ TÍNH SÁNG TẠO ĐỘC ĐÁO

                                            NSND - Họa sĩ - Nhà thơ Lê Huy Quang

   Từ ngàn xưa, tiếng cười đã không thể thiếu được trong cuộc sống của dân tộc Việt Nam chúng ta. Trong các câu chuyện dân gian, cổ tích, tiếu lâm, cả huyền thoại, dã sử, lịch sử… cho đến kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca… tiếng cười đã trở thành vũ khí sắc bén, tạo nên sức mạnh cho con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ của cuộc sống thường nhật. Tiếp thu những tinh hoa của di sản văn hóa dân gian, từ khi xuất hiện, nghệ thuật sân khấu dân tộc Việt Nam - mà tiêu biểu là Chèo, Tuồng, đã sáng tạo nên nhiều nhân vật và các vở diễn hài nổi tiếng… Sân khấu hiện đại Việt Nam cũng đã xuất hiện không ít các tác giả lớn, mà Kịch tác gia Lộng Chương - một nhân cách lớn, một cá tính sáng tạo độc đáo - với khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm  hàng trăm vở kịch dài, kịch ngắn, đã khẳng định vị trí của mình, đặc biệt ở thể loại hài kịch.

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

     TỪ NẶNG SÂU, MÊ ĐẮM NHÂN VẬT HỀ CHÈO…
ĐẾN NHỮNG TÁC PHẨM HÀI KỊCH XUẤT SẮC

Nguyễn Quốc Trượng

Giám đốc-Đại tá-Đạo diễn-NSND

(…)

            Đối với anh em nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật Chèo, trong đó có nghệ sĩ chuyên diễn Hề Chèo, dù được làm việc trực tiếp hay không trực tiếp với thầy Lộng Chương thì ông mãi mãi là một người thầy lớn; bởi số lượng tác phẩm đồ sộ nổi trội, đã được khẳng định qua thời gian  rất dài; và bởi ông còn là một con người mẫu mực về nhân cách, đạo đức sống trong suốt cuộc đời mình.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VNHT

LỘNG CHƯƠNG - NGƯỜI THẮP LỬA
NHỮNG ĐAM MÊ CHO
TUỔI TRẺ

                                                          NSƯT Trần Minh Ngọc                       

NSUT Trần Minh Ngọc - HIệu trưởng trường SKĐA TP Hồ Chí Minh (Người đứng)

Đã có nhiều người thuộc thế hệ tiền bối và các bậc thầy trong giới sân khấu ca ngợi về con người cùng những giá trị sáng tạo, giá trị đóng góp to lớn của Tác giả - Đạo diễn Lộng Chương. Trong bài viết này với tư cách là người của thế hệ kế cận, chịu ơn Thầy Lộng Chương, tôi xin được nói thêm về một mảng hoạt động sân khấu của ông với thanh niên Hà Nội - những người trẻ làm sân khấu không chuyên.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

NỖI ĐAU HẬU CHIẾN(*)

                                                                                                                                        Truyện ngắn Giang Trung Học

            Anh Công con trai út bà Thành đã trở về. Cao. To. Chững chạc. Chỉ có nước da hơi tai tái. Trong tích tắc, bà ngắm con từ đầu đến chân. Rồi hai mẹ con ôm choàng lấy nhau ngay trước cửa nhà. Mừng rỡ. Nghẹn ngào. Rõ nó rồi, con bà đây rồi, mà tưởng chừng như trong mơ vậy.

           Ngày anh Công đi bộ đội, vẫn còn chiến tranh ở trong Nam. Đất nước có giặc, trai tráng ra mặt trận là phải. Tuy không khuyến khích con, nhưng nó đã xung phong thì bà đồng ý ngay. Cản trở con, hoá ra bà lạc hậu à; còn mang tiếng với làng nước, xóm giềng. Chứ đối chiếu tiêu chuẩn thì anh Công được miễn bộ đội. Vì nhà đã có hai người anh ruột ra mặt trận, lại đều hy sinh cả.


Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

            GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

NGƯỜI LÀM RẠNG RỠ QUÊ HƯƠNG

        Ông BÙI VĂN CƯỜNG 

        Chủ tịch UBND xã Thúc Kháng, h. Bình Giang, Hải  Dương   
Ông Bùi Văn Cường (trái ảnh) cùng NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội NSSK VN

Không có Mẹ... cái gì con cũng không!

 

Hôm qua thì nóng oi. Hôm nay đổi trời, mưa rỉ dách cả đêm. Sáng lúc mưa lúc dừng. Càng thêm khó chịu cho người bị xương khớp và tiền đình. Mất ngủ cả đêm... 

Tự dưng nhớ đến Mẹ, người cả đời quần quật, hầu chồng, chăm cả một đàn con cùng bà mẹ chồng chả dễ tính tẹo nào. Lại còn, luôn sẵn sàng đứng dậy, nhường chỗ trong mâm cơm, cho bạn chồng, cho trò của chồng, nhưng vẫn tươi nhẹ như không! Mà, bạn và trò của bố, thì "đông như quân Nguyên". 

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT


NHÂN CÁCH, ĐẠO ĐỨC SÁNG NGỜI 
CỦA NGƯỜI CẦM BÚT ĐÃ THÔI THÚC CHÚNG TÔI 


TS Nguyễn Thị Việt Nga 

Giám đốc Sở VH-TT-DL Hải Dương

Trong buổi lễ trọng thể và vô cùng ấm áp này, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà văn - Nhà viết kịch Lộng Chương, các nhà nghiên cứu và các văn nghệ sỹ đã có nhiều tham luận sâu sắc về sự nghiệp, về các tác phẩm của ông. Tôi, lớp hậu sinh thiệt thòi chưa từng được gặp mặt Nhà văn - Nhà viết kịch Lộng Chương ngoài đời thực, xin không bàn thêm về học thuật, mà chỉ có đôi điều trao đổi rất tản mạn.

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

ĐÔI LỜI VỀ NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG

(NGHĨA ĐỜI BẤT TẬN)

                                                               PGS. TS. Phạm Duy Khuê

  (…)

 Lộng Chương “làm nghề” viết kịch như một “định mệnh”. Phẩm chất “hài kịch” ở ông là thứ “thiên bẩm”. Cái năng khiếu trời cho ấy vừa là phương tiện, vừa là động lực, vừa là góc nhìn và cách nhìn trong suốt quá trình dấn thân vào hiện thực để khơi dậy nguồn cảm hứng từ tâm tuệ sáng ngời luôn nổi sóng thần mong trả nghĩa cho đời không mảy may vơi cạn trong ông. Lộng Chương – một trái tim dũng cảm, nhân hậu; một tính cách giản dị, khiêm nhường; một ý chí tiên phong… tất cả đã thuộc về Tổ quốc và nhân dân.

Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

 

LỘNG CHƯƠNG - CON NGƯỜI KỲ DIỆU(*)

                                                                                    PGS.TS. Trần Trí Trắc

 

Ngày 5 tháng 2 năm 1918, ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, đã ra đời một công dân mang tên Phạm Văn Hiền, có quê gốc tại thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dịp ấy vào mùa Tết Đinh Tỵ, tri xuân, rét ngt, gió hun hút Cái tên Hin y được b m đặt cho có ngun gc t bn tính sơ sinh: ít khóc, cho ăn thì ăn, cho ngủ thì ngủ, không thích vòi vĩnh…

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

TÌNH SỬ LOA THÀNH ĐÃ CHO TÔI NHẬN THỨC MỚI

VỀ SỰ SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT


NSND LÊ TIẾN THỌ

Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam


Năm 1979, Đoàn Tuồng Bắc Trung ương, nay là Nhà hát Tuồng Việt Nam dựng vở “Tình sử Loa thành” của tác giả Lộng Chương, do NSND Nguyễn Ngọc Phương đạo diễn. Nhân vật Mỵ Châu được giao cho NSND Mẫn Thu đảm nhận. Còn Trọng Thủy - một vai diễn rất khó đối với nghệ thuật Tuồng, NSND Ngọc Phương không biết phân cho diễn viên nào. Ông phải đưa vấn đề này ra Hội đồng Nghệ thuật trao đổi để tìm người thủ vai. Và, ông cũng ngỏ ý muốn giao vai đó cho tôi thể hiện. Nhưng Hội đồng Nghệ thuật có nhiều ý kiến phản đối, vì cho rằng vai Trọng Thủy là kép phong tình - một dạng vai như kiểu Lã Bố trong vở Phụng Nghi Đình - không phù hợp với tôi. Trước nay, sở trường của tôi thường thể hiện các nhân vật kép văn, lão văn, rất khác với vai có tính chất phong tình. Cuối cùng, NSND Ngọc Phương và tác giả Lộng Chương, sau khi bàn bạc đã quyết định giao vai Trọng Thủy cho tôi. 

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

TỤT DỐC(*)

       Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm

Hắn là một kẻ khốn khổ. Khốn khổ và mạt hạng!

            Cách đây dăm năm, ai dám nghĩ rằng sẽ có lúc Hắn khốn khổ và mạt hạng? Dăm năm là quãng thời gian ngắn so với một đời người. Nhưng cái dăm năm tụt dốc của Hắn thật quả đằng đẵng, lê thê đến ghê rợn.

            Nhiều lúc hắn muốn tự vẫn. Cái chết sẽ chấm dứt mọi mất mát, nhục nhã. Cái chết sẽ đem đến cho Hắn sự yên ổn, an toàn. Sẽ chẳng còn những dày vò, cắt rứt tâm can. Sẽ chẳng còn những cơn vật vã khát rượu, đói ăn. Sẽ chẳng còn nỗi sợ hãi khi đắm chìm trong cơn cháy túi…

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2020

Tia chớp nơi đầu nguồn(*)


Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm  
       
            Cơn mưa đổ ập xuống bất ngờ. Mưa sầm sập. Mưa xối xả. Hai người trên hai chiếc xe đạp vội vã dừng. Nhưng chẳng tìm đâu ra một chỗ trú. Đây là quãng đê trống trải, xung quanh không một ngôi nhà, không một gốc cây to. Mà đi tiếp cũng thật khó, bởi gió hắt chéo làn mưa trắng xoá, mạnh tới mức không thể mở mắt nhìn đường. Họ đành đứng sát vào con đê quai. Trong làn mưa trắng xoá, cô gái ngước mắt nhìn người đàn ông. Nước mưa ướt đẫm trong mắt. Dường như có cả nước mắt lẫn nước mưa. Thày ơi, nước mưa lạnh quá. Thày ơi, em đang run bắn lên đây này. Thày không nhận ra à? 

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2020

Nỗi buồn mênh mang... (13/7/2020)

Giữa trưa. Đường hun hút nắng...
Trên buýt, chỉ đôi người đi... Không gian im ắng. Thi thoảng, tiếng loa thông báo điểm dừng vang lên...
Nỗi buồn mênh mang trong cái tĩnh lặng của trưa hè nắng gắt, chả biết "xả" cùng ai...

Chưa đầy 1 tuần, chứng kiến 2 bạn gái lần lượt tiễn đưa nửa cuộc đời, mà các bạn từng gắn bó, từng sẻ chia cay đắng ngọt bùi; mới cảm nhận, sao "cái ga cuối" của mình hiển hiện rõ ràng quá, gần quá, cứ như đang ngay trước mặt mình vậy...
Hai bạn ơi, hôm nay chúng ta đưa tiễn người thương về cùng tiên tổ; thì ngày mai ai sẽ đưa tiễn chúng ta về với cát bụi gió mây đây?... Câu hỏi bật lên, mà lòng quặn thắt...
Hỏi cứ hỏi! Nhưng sống vẫn cứ tiếp tục phải sống! Vậy thôi... Vì thế, câu hỏi ấy cứ "để gió cuốn đi", "để gió cuốn đi"...
Những ngày còn lại thật khó khăn, nhưng cố cười lên nhé 2 bạn. Love you!

P/s: Sắp tới nhà, chợt điện thoại reo:
- Alo, có phải số máy vợ ô H không?
- Dạ vâng ạ.
- Tôi là Đ. Gọi ông ấy mãi không được. Tôi nhờ bà báo cho ông ấy, ô Tr mất rồi. Sẽ viếng vào...
........
Ôi... Cuộc đời ơi...
13/7/2020

Thăm Cha Mẹ trước giỗ Cha lần thứ 17 (2003-2020)

Dự báo hôm nay (10/7/2020) cũng là ngày nắng nóng tiếp theo của đợt này.
Tuy vậy, cái nắng có lẽ đã nhạt hơn, không gay gắt như hôm qua.
Vì bị VTV "đe", nên vợ chồng gái út phát run, phải rủ nhau đi thật sớm lên thăm Cha Mẹ.
Đến nơi, cảnh thật tan hoang sau đại dịch. Cây đổ ngả nghiêng. Cỏ mọc um tùm. Mộ thì bụi đất lấm lem... Nhìn mà phát ớn!
Ảnh mộ Cha Mẹ năm 2019

Một ngày nắng và nóng... (9/7/2020)

Đêm qua, cũng như mấy đêm trước, giấc ngủ chập chờn, mộng mị; cứ nghĩ đến cuộc đưa tiễn hôm nay của bạn, lại càng bồn chồn, mệt mỏi hơn.
Dẫu biết rằng, đời là cái vòng luẩn quẩn, mà sao vẫn loay hoay, vẫn âu lo, vẫn băn khoăn, vẫn day dứt, vẫn trăn trở... về những điều vô lý...

Mưa thì cứ mưa; định thì cứ đi thôi… (3/7/2020)

Bầu trởi vần vũ những đám mây đen. Chưa đến bến, những hạt mưa nặng nề trút ào ạt trên mái xe. Buýt xịch đến bến, mưa vẫn tầm tã. Đang trên đường đến với bạn. Mưa thì cứ mưa; định thì cứ đi thôi…
Vừa may, bước xuống bến buýt cũng nhìn thấy ngay chiếc taxi đang đi gần đó. Vẫy tay. Taxi dừng. Cúi thấp, giơ bàn tay gầy guộc lên đầu theo thói quen, chứ có trốn được mưa đâu. Chạy ào tới taxi, vội mở cửa cạnh cậu tài. Vì cửa đó gần hơn một bước. Chứ bình thường, toàn ngồi ghế sau…

Ngày con trai tròn băm hai... (2/7/2020)

Hôm nay bạn í tròn "băm" 2 tuổi.



Hồi bạn í khoảng 1 tuổi, bạn í mũm mĩm. Đi mẫu giáo, cả lớp gần 20 chục bạn, toàn "bớm là bớm", mỗi mình bạn í là "chim". Cô giáo đang mang bầu, mong đẻ con trai, thế là bạn í được cô bế ẵm suốt. Ai hỏi đến là bạn í tủm tỉm cười, quay đi giấu mặt.

Cả ngày bạn í chả khóc tẹo nào, êu quá, đến cô nấu ăn hết giờ cũng vào lớp bế bạn í. Cô mang bầu thì nói với mẹ: Ngủ trưa, chỉ cần biết cô nằm cạnh là bạn í ngủ ngon lành.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Nhớ Lộng Chương sau 100 năm

Tienphong.vn (8/1/2018)

Không chỉ nhắc nhớ Nhà viết kịch Lộng Chương nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh, cuộc tụ họp do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức ngày 7/1 cũng là dịp đánh giá lại sự nghiệp khá đồ sộ của ông. 

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Chuẩn bị cho Lễ Kỷ niệm 100 năm sinh Cha

Sáng 6/1/2018, cùng NSUT Trần Lực đến cà phê cà pháo ở Highlands Coffee Nhà hát Lớn, chờ mấy cháu nhân viên cùng làm thủ tục hành chính và tài chính (chắc cái sau là chính ☺), cho việc thuê Nhà Gương của cuộc Tọa đàm & Sân khấu NHL để biểu diễn Quẫn.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Sáng 7/1/2018 - Công tác kiểm tra trước Lễ 100 năm sinh Cha

Sáng 7/1/2018, ngay sau 7h một mình có mặt tại Nhà hát Lớn,  lang thang, nhớ về Cha; chờ mọi người đến.

Những ngày chuẩn bị trước Lễ 100 năm sinh Cha

Ngày mùng 2&3/1/2018 Là 2 ngày liên tục về quê hương Thành Đông. Lúc nào cũng được Ụ U chén mươi tháp tùng rong ruổi. Ngẫm về điều, được Ụ "kìm kẹp" mấy chục năm trời qua, để cùng nhau bảo tồn sự nghiệp của Cha, mới thấy cuộc đời có ý nghĩa làm sao! Ơn Ụ lắm, Hehe...

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

LucTeam diễn ‘Quẫn’ tri ân Nhà viết kịch Lộng Chương(*)

Quẫn là vở kịch khai sinh ra Đoàn kịch LucTeam. Với tư cách là đạo diễn tôi chọn dựng Quẫn bởi, khi mới 7, 8 tuổi tôi đã được xem nhiều lần và rất yêu thích Quẫn của bác Lộng Chương. 

Poster Quẫn của Lớp K33 Trường SKĐA

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

LucTeam diễn ‘Quẫn’ tri ân Nhà viết kịch Lộng Chương(*)


Hoàng Minh

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố tác giả, nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương, vào ngày 7/1/2018 tới đây, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đoàn kịch LucTeam sẽ công diễn vở hài kịch “Quẫn” như lời tri ân với những công lao to lớn của ông dành cho nền sân khấu nước nhà.

NSND Lê Khanh sẽ đồng hành cùng LucTeam trong vở “Quẫn”.

Vở hài kịch “Quẫn” do cố tác giả Lộng Chương viết vào những năm 60 của thế kỷ trước kể câu chuyện về gia đình ông bà Đại Cát, một gia đình tư sản lâu đời trước chính sách công tư hợp doanh của nhà nước. Lo sợ khối tài sản lớn tích cóp bị mất trắng, ông bà Đại Cát tìm mọi cách để cất giấu và tẩu tán. Bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt về sự hám của từ hai vợ chồng ông bà Đại Cát đến bà mẹ Đại Lợi và em gái Đại Hưng của ông bà đều được phơi bày... 

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Tưởng niệm 10 năm ngày mất Nhà viết kịch Lộng Chương(*)

Cập nhật lúc 21:47, Thứ tư, 03/07/2013 (GMT+7)
   
 (ĐCSVN) – Sáng 3/7, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và gia đình Nhà viết kịch Lộng Chương tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của ông (2003 - 2013).

Dự lễ tưởng niệm có đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí  Đào Duy Quát, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ và gia đình nhà viết kịch, đạo diễn Lộng Chương.

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Ăn theo bên Zợ...


 Bình minh. Mình ngồi cạnh "chấn chỉnh" trang phục cho CHÀNG. Chàng hì hì: Mình "ăn theo" bên ZỢ. Trong thì áo con zai. Ngoài thì áo bố ZỢ. Còn ZỢ thì xoa xuýt co kéo thế này đơi...
Hehee... nghe thế, mình... hehehe...











16/12/2017

Gái iu tặng mama

Đúng những ngày rét mướt, con gái đi công tác mua về tặng mẹ đôi giày len này đây cả nhà ạ. Lạnh run từ đầu đến chân, phải lấy ra đi. May quớ...



15/12/2017

Giống cái ông... cùng mâm...

Trưa qua về đến nhà muộn. Lại đói và hơi hơi rét (😋). Ổng vẫn chờ cơm. Thấy bát canh nóng, sung sướng cầm muôi đưa vào bát húp vội, mặt bỗng nhăn túm. Oh... Lại nhầm nữa rồi. Lần thứ hai đó cả nhà ạ.

Ổng thấy vậy, cười hì hì...
- Cho rau vào nồi hầm anh mở tủ, thấy lọ đo đỏ, mở ra, bóp phát, chợt... chết tôi rồi. Hoá ra tương ớt... Cứ nhầm hoài...
- Không sao... không sao... đang rét ăn lại thấy... ngon, ấm người (huhuhu). Canh cay ăn lúc rét nên... ngon thế.
Ổng lại hì: Dẻo mõm thế. Giống cái... thằng nào?
- Hic... Giống cái ổng... đang cùng mâm nè... hahaha..

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Nhà viết kịch Lộng Chương làm rạng rỡ sân khấu Việt Nam

Quang cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+)

(VOV5) - Nhà viết kịch Lộng Chương sinh năm 1918, mất năm 2003. Ông tên thật là Phạm Văn Hiền, quê ở tỉnh Hải Dương, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật năm 2000.

100 năm ngày sinh Nhà viết kịch Lộng Chương

                                                                      

Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội NSSK Việt Nam (1957-2017), mừng Ngày Sân khấu Việt Nam (12-8 Âm lịch), Hội VHNT, Sở VHTT&DL tỉnh Hải Dương tổ chức tưởng niệm, vinh danh các nghệ sĩ có công xây dựng sân khấu Việt Nam. Một trong những nghệ sĩ ấy: Nhà viết kịch Lộng Chương - Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Đời thế mà vui!

Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm
Ngồi ôm hông chồng sau anh xe ôm lái con “Min - khờ” - thế hệ phương tiện giao thông tồn đọng từ mấy chục năm trước của người anh cả xã hội chủ nghĩa, tim tôi không ngừng hết mềm ra rồi đột ngột quặn cứng lại. Mưa vẫn đổ ngang trời, tầm tã. Lặc lè trên lưng tận ba nhân mạng, con  “Min - khờ” cao tuổi vẫn cố hùng hổ lao trên đoạn đường tối tăm trải đá dăm dang dở và la liệt ổ trâu ổ bò ngập đầy nước như những chiếc bẫy. Tiếng máy của “Min - khờ” thô kệch, mệt mỏi trong đêm khuya khoắt, nghe như tiếng chiếc xe công nông ngất ngưởng chở đầy hàng vậy. Có lúc, đang lăn trơn tru “Min - khờ” bỗng khựng lại, thở Ánh đèn pha của Min - khờ chẳng đủ soi tỏ mặt đường như định lịm hẳn.

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020

Thăm Nhiếp ảnh gia Thành Hưng

Anh Thành Hưng thắp hương 100 ngày Cha mất
Xin em Thân (Chánh văn phòng Hội NSSK VN) số tel từ khoảng 3 tháng trước, mà mãi mới thăm
được anh. 
Thực ra, ý định thăm anh đã có từ dăm năm trước, khi Lễ Tưởng niệm 10 năm Cha mất diễn ra tại Nhà hát Chèo Kim Mã (3/7/2013).

Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

MỘT ĐỜI TÂM NGUYỆN

Nhà Thơ Trần Huyền Trân

Vừa qua, gia đình cố nhà thơ nổi tiếng Trần Huyền Trân khánh thành nhà lưu niệm ông. Nhà lưu niệm được xây ngay trên chính mảnh đất gia đình ông sống từ khi hoà bình lập lại đến nay, tại 175/ngõ 180/đường Nguyễn Lương Bằng(phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội). Suốt nhiều năm qua, bà Hạc Đính - vợ ông, cùng các con, đặc biệt là anh con trai cả Trần Kim Bằng, đã dồn tâm dồn sức để sưu tầm, sắp xếp và xây dựng nên cái kho tư liệu quý giá này. Ngắm nhìn nhà lưu niệm, chợt trong tôi ùa về hình ảnh của gian nhà cấp bốn cũ kỹ, ọp ẹp ở nơi đây trước kia.

Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

NGÀY MAI SẼ LẠI NHƯ HÔM NAY!(*)

Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm
TRANH CỦA WASSILY-KANDINSKY



Đếm đến bước thứ một trăm linh hai, chân ả chạm cái bậc dưới cùng của tam cấp nơi cửa cơ quan. Ngày nào cũng vậy, sau khi bước xuống ô tô, ả bắt đầu đếm. Buổi sáng đếm xuôi. Một. Hai. Ba... một trăm linh hai. Buổi chiều đếm ngược. Một trăm linh hai. Một trăm linh một. Một trăm... Một. Thế là chạm cái cột mốc chờ ô tô.
Buổi sáng đếm xuôi. Một trăm linh hai. Còn hai bậc nữa của tam cấp, tiếp đến là khoảng sân để xe. Rồi tới chân cầu thang có ba vòng tròn thẳng đứng, đến bậc trên cùng là nhìn thẳng vào chính cửa phòng làm việc của ả. Nếu đếm cả những bước chân đi qua sân và chiếc cầu thang xoáy mười lăm bậc để đến ghế ả ngồi, tổng cộng là một trăm năm mươi hai bước.  

QUAY LẠI VỚI BLOG CỦA CHA THÔI...

Kể từ hôm nay, 9/6/2020, con sẽ lại viết và đăng những gì là của Cha, của chúng con!
Sau Lễ kỷ niệm 100 năm sinh Cha - Nhà viết kịch Lộng Chương tại Nhà hát lớn thành phố, con lại chúi đầu với bao việc, mà giờ cũng chả nhớ là những việc gì... Huhu...
Giữa 2018, cháu ngoại yêu quý BumBum của Cha mổ nối gân đầu gối.
Cuối 2018 (5/12/2018) gái út của Cha lại mổ thay khớp háng phải. 
Thế là, tất cả bị dừng...