Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Không phải ai cũng làm được(*)

Ảnh minh họa
Thị trường hiện nay có quá nhiều kênh đầu tư, khiến các nhà đầu tư trở nên bối rối. Họ đôn đáo tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn, để tìm được một kênh đầu tư phù hợp nhất với khả năng như: lượng vốn, quỹ thời gian…
Ảnh minh họa
Đầu tư bất động sản ư? Đó là một kênh đầu tư thu lợi một cách lý tưởng. Nhiều người đầu tư vào một lô đất dự án, một căn hộ chung cư mới, chỉ sau vài tháng đã có giá tăng 20-60%; còn với khu đất đẹp, chỉ trong một năm lãi gấp 2 lần hay lớn hơn. Tuy nhiên, hiện quá nhiều dự án đô thị, khu chung cư… ra đời, khiến nhiều người lo ngại tình trạng “bong bóng” thị trường bất động sản.
Đầu tư vàng ư? Trong nhiều tháng qua, đây là kênh đầu tư đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều người và cũng khiến không ít trường hợp bị thua lỗ không nhỏ. Nhưng đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh rủi ro, không phải dành cơ hội cho bất kỳ ai.
Ảnh minh họa
Đầu tư chứng khoán ư? Vào thời điểm này cuối năm ngoái, hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán “hả hê” khi đầu tư vào bất kỳ loại cổ phiếu nào. Bởi vì TTCK Việt Nam liên tục tăng trưởng và tăng trưởng mạnh trong suốt cả năm 2006 cho đến hết quý I-2007; chỉ trong 1 năm lãi gấp 3 lần. Nhưng hiện tại, hầu hết dân đầu tư chứng khoán đều cám cảnh trước sự trồi sụt bất thường của các loại cổ phiếu. Nhiều người thiếu kinh nghiệm, người không may, đầu tư chứng khoán tháng 2 và tháng 3-2007, đến nay bình quân mất đi tới 50-60% số tiền bỏ ra.
Vậy, đâu là kênh đầu tư lý tưởng, chắc chắn, đem lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư.
Xét cho cùng, kênh đầu tư nào cũng có thể mang lại lợi nhuận theo ý muốn của các nhà đầu tư, miễn là trước hết họ chịu khó đầu tư… cái vốn kiến thức của bản thân mình. Bám sát đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Chính phủ, sự nhạy bén với các thông tin trên thị trường thế giới và trong nước, những hiểu biết sâu về thị trường chứng khoán, xây dựng cho mình một chiến thuật đầu tư cá nhân không mang tâm lý “bày đàn”… Tất cả những điều đó được gọi là “bản lĩnh” của nhà đầu tư. Phân tích nghe có vẻ “ngon” thế đấy, nhưng để trở thành một nhà đầu tư có “bản lĩnh” là điều không hề dễ. Tức, trước khi tham gia vào bất cứ thị trường nào, nhà đầu tư cần phải trang bị cho mình vốn kiến thức tương đối toàn diện như đã nói ở trên. Cái đó lâu nay được gọi là “chất xám” của mỗi người.
Mà, việc đầu tư “chất xám” của mỗi người, cũng không hề dễ!
Báo An ninh Thủ đô, 21/4/2008

Lỡm ông bạn đi Tây về mất trộm(*)

             
Nhà thơ Trần Huyền Trân
(Phải cùng, tiếp đến là Nhà viết kịch Lộng Chương)
Gửi ông
             Mt đời ông cực, được lần đi
             Ba cái đồ Tây vội nhót về
             Khao khát bao năm! Trời! Sướng nhỉ!
             Cha thằng đạo chích, chích đau ghê!
              Gửi bà
             Mần chi mê mẩn miết canh khuya?
             Để nó vào thăm nó giở nghề
             Đồ lạ phải chi bà nhốt kín
             Trộm nào khuân nổi của bà đi!…
                                                      IV/ 74


(*) Trần Huyền Trân đi Đức về, mất trộm. Thành thử giữa
 hai vợ chồng xảy chuyện gay cấn. Vận 2 bài này để hoà giải; Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.





VỚI ĐẠO DIỄN LỘNG CHƯƠNG (*)

Nhà viết kịch Nguyễn Văn Niêm
Nguyễn Văn Niêm (Trái)
với Lộng Chương - 1953
         Trước hết, Lộng Chương là nhà viết kịch. Lộng Chương viết đến mấy trăm vở kịch dài, ngắn, với nhiều thể loại khác nhau. Vở hài kịch Quẫn của anh rất được hoan nghênh, đã diễn nhiều năm với hơn 1.000 buổi ở Nhà hát Kịch nói Trung ương.
Lộng Chương cũng là nhà đạo diễn sân khấu, không chuyên nhưng sắc sảo, năng nổ, đã xây dựng tiết mục biểu diễn cho nhiều đoàn kịch, đoàn chèo chuyên nghiệp và nghiệp dư.
Tôi quen biết Lộng Chương từ rất sớm, thường gặp nhau ở nhà Ngọc Đĩnh, nhưng mãi đến năm 1946 mới có dịp cùng nhau làm kịch. Năm ấy tôi tham gia Ban kịch Bình Dân, viết vở Vượt ngục và mời Ngọc Đĩnh làm đạo diễn. Ngọc Đĩnh đã kéo Lộng Chương đóng một vai trong vở kịch của tôi. Buổi biểu diễn chính thức ở Nhà hát Lớn Hà Nội (8/9/1946). Lộng Chương trong vai anh công chức, nhút nhát, cầu an, đã cuốn hút được sự chú ý của người xem. Tôi tưởng đây là lần đầu anh lên sân khấu, sau mới biết ngày còn học trường Bưởi anh từng diễn kịch ngay ở sân trường. Và, trong gia đình anh có ông bác ruột đã tham gia diễn kịch "tài tử" từ những ngày kịch nói mới xuất hiện ở Hà Nội. Khi anh còn là chú nhóc con đã được theo bác vào nhà hát ngồi sau cánh gà xem diễn kịch. Phải chăng, vì vậy mà trong người Lộng Chương sớm có "máu kịch", lúc nào và đi đến đâu anh cũng tổ chức diễn kịch?

Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Mạn hứng(*)

                        (Nhân hẹn Đĩnh đi thăm Trọng, quẩn quanh
  tìm nhau khắp nội đô ra tới khu vực Mai Dịch)
Ký họa Thị Màu của
Phạm Đình Trọng

                            Đạp xe tìm bạn bở hơi tai
                            Hai thằng bốn cẳng đẫy trăm hai!(**)
                            Bằng hữu nhẫn nay tình phải thế.
                            Hỡi ôi! Mai Dịch dịch giang mai!
                                                                                               III/ 74



 (*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.
(**)Đạp đi đạp lại khoảng 120 km


Gửi bạn phấn son vào tuổi thọ(*)

                               (Nghệ sĩ sân khấu Ngọc Đĩnh về hưu.
                                      Ông nguyên là chủ tiệm may)
Ngọc Đĩnh (Phải) Lộng Chương (Trái) diễn vở
Đạo Đức giả (1957, phỏng theo Tartyffe của Molie)

                                              I
                  Xào xạc trong ngoài chuyện bác hưu
                  Vẽ mặt bôi râu cũng lộn lèo!
                  Phấn vốn giòng vôi đời nó bạc
                  Đã đành đeo nó, chớ đành kêu!...

                                                II
        Son phai phấn nhạt chán ra tuồng
        Rũ tay bỏ cuộc tính tình xuông!
        Biết thế kéo kim mà ấm cật
        Đắp điếm cho đời chúng nó… tươm!

                                                III
                   Nháo nhác bao năm đã được về
                   Được về sao bụng vẫn còn e
                   E kiếp phấn son còn nghiệp chướng
                   Hay gờm thiên hạ nó còn đe?
                             
                                                IV
                   Sợ đếch gì! Ông đã lộn nghề
                   Mặc cha lũ ngọng chúng i oe!
                   Ông mong bôi nhọ răn đàn trẻ
                   Chúng sợ oai mình, chúng phải… de!
                             Xuân muộn năm Hùm đói 18. III. 74
(*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.    

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Nghị lực đáng khen(*)

Sinh viên đưa hàng (Ảnh minh họa)
Sinh viên đi làm thêm giờ là chuyện không còn lạ. Những sinh viên nghèo đi làm thêm để trang trải tiền học và chi phí sinh hoạt thường ngày đã đành. Nhưng không ít sinh viên, dù xuất thân từ những gia đình dư dật kinh tế, đủ sức lo cho họ chuyên tâm dùi mài kinh sử, vẫn ngược xuôi bươn bả kiếm việc làm thêm. Họ làm bất kể việc gì, miễn là ra tiền để tự chủ cuộc sống sinh hoạt cá nhân. Từ những việc cần đến chút kiến thức như admin của một trang Web, kế toán của một doanh nghiệp tư nhân đến rửa bát, dọn nhà, đưa hàng, tiếp thị… Cách sống này cũng góp phần trang bị vốn hiểu biết xã hội, rất có ích cho họ khi bước vào đời.
Rõ ràng thế hệ sinh viên thời nay rất năng nổ, hoạt bát, bạo dạn, nhanh nhạy. P - sinh viên năm thứ ba Đại học Kinh tế Quốc dân, đại diện cho một công ty công nghệ, đến nhà tôi làm việc. Cậu mặc chiếc quần bò cũ rất nhiều vệt mòn rách trên đầu gối. Cái áo len màu ghi đã mất tuyết. Đôi dép xăng đan cũng mòn vẹt. Với tôi, những cái đó chỉ là tiểu tiết. Quan trọng hơn, đó là bộ mặt sáng sủa, phong cách đàng hoàng, ăn nói chững chạc; còn nữa, hai năm nay cậu không còn phải ngửa tay cầm tiền của cha mẹ chu cấp, chiếc xe máy mới toanh cậu tự mua, cậu đang sở hữu số cổ phiếu ưu đãi không nhỏ của công ty. Và, cậu dự định vừa học vừa làm để tích cóp, dành tiền đi tu nghiệp thêm ở nước ngoài, sau khi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân.
Có lẽ, chẳng cần phải bình gì thêm về P. Tôi chắc, hiện còn rất nhiều sinh viên có nghị lực như P, đang cố gắng vượt khó để vươn lên, xây đắp cho mình một tương lai tốt đẹp.
Đáng tiếc, thực tế cũng đang tồn tại không ít sinh viên, lấy giảng đường làm vật trang trí, tiêu tiền của cha mẹ như rác. Và, khi không còn tiền để tiêu xài thì trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy… nhằm thỏa mãn những ham muốn tầm thường.
(*) Báo An ninh Thủ đô, 10/4/2008

Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

 Lời cảm ơn của Đại diện Gia đình Tác gia Lộng Chương
 
Con gái út Tác gia Lộng Chương phát biểu cảm ơn
Kính thưa Quý vị
     Thời gian qua, nhiều lần vợ chồng chúng tôi đã tìm về với Hải Dương - quê cha đất tổ của mình. Mỗi lần về, vợ chồng tôi lại một lần cảm nhận được sống trong tình cảm nồng hậu, ấm áp của quê hương.
      Thực ra, trong tâm mình, tôi cũng tự hiểu rằng, sự tiếp đón nồng ấm, nhiệt tình của quê hương dành cho vợ chồng chúng tôi, chính là tình cảm trân trọng, yêu kính, cảm phục của quý vị, của các anh các chị trong và ngoài ngành nghệ thuật sân khấu dành cho người cha đã khuất của mình.
      Hôm nay, tại Hội thảo này, tất cả anh chị em chúng tôi một lần nữa lại được sống trong không khí đầm ấm thực sự của một gia đình - gia đình lớn; để cùng nhau tưởng nhớ và mong muốn bảo tồn, lưu giữ di sản tinh thần của một con người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp sân khấu nước nhà, đó Cha tôi - Nhà hoạt động sân khấu Lộng Chương.

Đại diện Gia đình tặng quà Hội VHNT Hải Dương
      Nhân nói về việc bảo tồn và lưu giữ di sản tinh thần của người cha thân yêu của tôi; hôm nay một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn Hội Nhà văn VN và Hội NSSK VN đã động viên và giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần, giúp gia đình chúng tôi hoàn thành được tâm nguyện giữ gìn hồn cốt tinh anh của Cha mình trong những hiện vật cụ thể, là những công trình, những ấn phẩm đã được xuất bản.
     Đặc biệt, tôi muốn nói thêm rằng, đại diện gia đình là tôi - con gái út của Cha mình, sẽ không bao giờ quên tấm thịnh tình mà những người trò của cha, là anh Lê Chức (tôi xin được đứng ở vị trí là người em gái) và anh Doãn Hoàng Giang (anh Giang vì bận dựng vở chuẩn bị cho 10/10 giải phóng Thủ đô, nên không có mặt ngày hôm nay) đã giành cho cha tôi, không chỉ là tình cảm, mà còn ghé vai gánh đỡ gánh nặng vật chất khi chúng tôi ra mắt tác phẩm của Cha; để những tác phẩm ấy ngày hôm nay đến được với các anh các chị, với quê hương Hải Dương của chúng ta.

Kính thưa quý vị
      Trong giờ phút này, dù đang ở rất xa, rất xa - nơi cõi vĩnh hằng, nhưng hương hồn linh anh của cha tôi chắc chắn đang chứng giám lòng thành và việc làm của quý vị lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, MTTQ tỉnh,; lãnh đạo các sở ban ngành; của các anh các chị nơi quê hương Hải Dương thân yêu.
     Thay mặt cho gia đình, từ trái tim mình, tôi vô cùng cảm tạ quý vị, cảm tạ các anh các chị đã động viên, giúp đỡ tận tình trong mỗi chuyến vợ chồng chúng tôi tìm về gửi gắm hồn cốt tinh anh của Cha tôi cho quê hương. Cảm ơn tất cả quý vị đã góp mặt cho sự thành công của cuộc gặp mặt đầy ắp nghĩa tình ngày hôm nay.
     Một lần nữa, gia đình chúng tôi xin chân thành cảm tạ!

(*) Hội thảo tổ chức ngày 11/9/2014 tại trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Hải Dương


Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

Bài tổng kết hội thảo
Tác gia Lộng Chương với nền VHNT Việt Nam
TS Nguyễn Thị Việt Nga
Chủ tịch Hội VHNT Hải Dương
                         Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
                        Kính thưa các văn nghệ sỹ!
TS Nguyễn Thị Việt Nga

            Trong một buổi sáng, cuộc hội thảo “Tác gia Lộng Chương với nền VHNT Việt Nam” do Hội VHNT Hải Dương tổ chức đã thành công tốt đẹp.
            Với 7 tham luận và rất nhiều ý kiến đóng góp, Hội thảo đã tập trung làm rõ những vấn đề sau:
            Thứ nhất: Những đóng góp của nhà viết kịch Lộng Chương với nền sân khấu Việt Nam hiện đại.
            Các tham luận đã khẳng định những cống hiến của nhà viết kịch Lộng Chương qua 3 vai trò: là tác giả - đạo diễn sáng tạo nghệ thuật sân khấu; vai trò  sáng lập Hội nghệ sỹ Sân khấu VN và sáng lập các đoàn nghệ thuật; vai trò trong đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ nghệ sỹ kế cận.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

Chất trào lộng trữ tình trong thơ Lộng Chương

Nhà thơ Trương Thị Thương Huyền
Nhà thơ Thương Huyền

Có một nhà văn, trong suốt cuộc đời cầm bút, bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi đã bám sát hiện thực đời sống, bám sát quan điểm sáng tác của riêng mình là: “Nghệ thuật không thể dùng cách nói lấy lòng, vì như thế là giết chết nghệ thuật”. Có một nghệ sĩ, bằng ngòi bút nghệ sĩ - chiến sĩ đã xông pha trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, thông qua những chất liệu tươi rói, ngồn ngộn hiện thực để phản ánh cuộc đời. Với lòng nhiệt tình của người trí thức sớm giác ngộ cách mạng, với lương tâm và trách nhiệm của người công dân trong thời đại mới, bằng trí thông minh và sự nhạy bén của mình, nhà văn, người nghệ sĩ ấy đã làm nên một sự nghiệp văn học nghệ thuật đồ sộ ở nhiều thể loại văn học, tác phẩm sân khấu, nghệ thuật biểu diễn. Ở mỗi góc độ nào ông cũng có nhiều cống hiến và để lại dấu ấn trong lòng người thưởng thức. Đặc biệt, chất hài thâm thúy, uyên bác pha chút hài hước, mang nội dung giáo dục, tuyên truyền nhẹ nhàng, dễ hiểu, dễ nhớ, đã khiến ông trở thành “Cây hài sân khấu số Một” Việt Nam. Tố chất hài trong ông bộc lộ và thể hiện rõ nét qua những vở kịch vui, những vần thơ đậm chất u mua phục vụ phong trào sản xuất, đả kích những hủ tục, thói hư tật xấu đời thường. Chất hài ấy nhẹ nhàng, duyên dáng mà thâm thúy sâu cay, đầy sức chiến đấu. Cây bút ấy, con người ấy, nhà văn ấy, người nghệ sĩ ấy là Lộng Chương (tên khai sinh là Phạm Văn Hiền) sinh ngày 5 tháng 2 năm 1918. Quê quán Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương.

Thiếu trách nhiệm

Truyền hình Hà Nội Kênh H1 đang chiếu phim Những ngày đã qua, vào khoảng 20h45'. Tối nay, đang xem phim này. Nhưng thật lạ, H1 chiếu cứ hình 1 đằng, thuyết minh một nẻo. Phim chiếu được khoảng 20', có lẽ họ nhận thấy lỗi. Thế là chèn đủ thứ quảng cáo, và phim tài liệu. Sau khi phim tài liệu chiếu được khoảng 10', H1 mới cho chạy dòng chữ xin lỗi ở dưới màn hình. Quả là chậm chạp! Vả lại, chiếu đến gần 20' H1 mới nhận ra lỗi. Kỹ thuật kiểu gì vậy? Quả là bó tay. Các Nhà Truyền hình viên ơi, ăn lương của dân mà thiếu trách nhiệm đến vậy ư?????

Không HÒA thì PHÁT?????

Thật khó chịu mỗi khi tôi phải nghe câu tuyên bố của cả Ê kíp Quảng cáo cho Hòa Phát, và nẫu ruột với các nhà làm quảng cáo: KHÔNG HÒA THÌ PHÁT!
Thông thường, kinh doanh bao giờ cũng phải đặt mục tiêu: Lợi nhuận cao! - Tức là phải PHÁT.
Vậy mà, cái quảng cáo cho ghế Hòa Phát thì lại đặt mục tiêu: Phải HÒA?
Lạ thế?
Chả biết họ có hiểu cái điều vô lý này không? Nếu không HÒA thì chấp nhận PHÁT! Vậy mục tiêu của họ là phải HÒA à?
Tại sao câu quảng cáo không là: Không HÒA mà phải PHÁT!

Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)


 Nhà viết kịch Lộng Chương - Con người và sự nghiệp
Nguyễn Đức Toàn
Phó Chủ tịch Hội VHNT

         Trước hết ta phải nói đến nhà viết kịch Lộng Chương là một con người tâm huyết , bậc thầy về kịch tác , đồng thời ông còn là một nhà văn , một nhà hoạt động trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật . Những tác phẩm của ông gắn liền với tên tuổi của ông  những tác phẩm đó đã được dàn dựng công diễn mang nội dung hơi thở thực tiễn trong đấu tranh cách mạng và trong cuộc sống, phục vụ cách mạng phục vụ nhân dân trong 2 cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
        Tên tuổi của nhà viết kịch Lộng Chương là niềm tự hào của nền Sân khấu Việt Nam, là niềm tự hào của quê hương Hải Dương. Trong lĩnh vực Văn hóa , Văn học Nghệ thuât người ta nhắc đến tên tuổi của Lộng Chương , Đỗ Nhuận ,sau này là Trần Đăng Khoa…
        Trong suốt chặng đường hoạt động trong lĩnh vực Văn học Nghệ thuật của ông  , ông đã chuyên sâu tập trung vào viết kịch bản .

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

LỰA CHỌN(*)

  Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm
         Chính ngồi thừ bên bàn viết. Có lẽ, chưa bao giờ số phận lại xô anh dạt vào ngõ cụt bế tắc như bây giờ! Chẳng biết anh sẽ moi đâu ra số tiền lớn ngần ấy. Số tiền đem lại mạng sống cho đứa con gái duy nhất của anh. Hôm qua, con gái anh bị cấp cứu. Nhiều tháng nay, nó có hiện tượng chóng mặt, đau đầu. Bác sỹ khẳng định, cháu bị bệnh máu trắng! Nhìn con gái gầy rộc, da mặt bợt bạt, lòng anh quặn thắt. Còn vợ anh, cô ta chì chiết: "Anh tối ngày ở cơ quan, có cần biết đến vợ con hàng ngày ra sao! Nay, con bé đổ bệnh, cũng chẳng thèm quan tâm. Mẹ con tôi chết quách đi cho anh rảnh thân...". Anh chỉ im lặng. Nỗi đau của một người nghĩ mình có lỗi, dễ mấy ai hiểu nổi.

Bảo tồn Di sản và tiếp nối nghiệp Cha














Truyện ngắn "Chuyện chưa có hồi kết" T67 của con rể in
trong nguyetsanso14_2014, T67; 
xuất bản tại Pháp

http://newvietart.com/nguyetsanso14thang82014.html
https://en.calameo.com/books/00255524535d8b13071d5?fbclid=IwAR0VGSzPSTqWM-E-QHDG_4UjbIog01L8z7XoKbY3rwAj_JFZb4aGLSBSSMc

Truyện ngắn "Mẹ và con gái" T60 của Gái út và "Mái nhà ấm êm" T65 của Rể út
in trong nguyetsanso15&16_2014;
 xuất bản tại Pháp

http://newvietart.com/nguyetsanso15&16thang102014.html
https://en.calameo.com/books/0025552455f9ccd4f0051?fbclid=IwAR2VDoxEJrzDIeFBVVhp_YAK35EauyRIw5IYgSg3cTrG3YPgEP2YUpdqSb4

Truyện ngắn "Nước mắt đỏ" T49 của Gái út và "Sản phẩm của một thời" T84 của Rể út
in trong nguyetsanso17_2014; 
xuất bản tại Pháp

http://newvietart.com/nguyetsanso17thang112014.html
https://en.calameo.com/books/0025552456fdb8ead11c4?fbclid=IwAR3BMxmtJiZo9_eyUb3-qjebp3IlIQ1NFGReFGc8fp0MzOvmZLyRhZ43dLo

Truyện ngắn "Bóng tre làng khuất lấp" T33 của Gái út 
in trong nguyetsanso19_2015; 
xuất bản tại Pháp

http://newvietart.com/nguyetsanso19thang012015.html
https://en.calameo.com/books/002555245617d334039dd?fbclid=IwAR1RN8dtmK0WbQUaE0ROgmdy_CtGKSKuAyp5xtO4TzYnHKKQIiAOpDdM7fg

23/3/2022







Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

Nhà viết kịch Lộng Chương và những đóng góp 
của ông cho nền Sân khấu Việt Nam thế kỷ XX
 Nhà biên kịch Trần Phương Hạnh
Nhà biên kịch Trần Phương Hạnh
(Tham luận của tôi thể hiện Những cống hiến của Nhà văn - Nhà viết kịch Lộng Chương thông qua 3 vai trò: Vai trò thứ nhất là Tác giả - Đạo diễn sáng tạo NT sân kh ấu. Vai trò thứ hai là sáng lập các  Đoàn Nghệ thuật, sáng lập Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và vai trò thứ ba là đào tạo, bồi dưỡng thế hệ nghệ sỹ trẻ kế cận).
I.                   Nhà viết kịch Lộng Chương và quá trình sáng tạo nghệ thuật
Nhà văn - Nhà viết kịch - Đạo diễn sân khấu Lộng Chương (Sinh ngày 5/2/1918, mất ngày 26/6/ 2003). Tên khai sinh là Phạm Văn Hiền, sinh ra và lớn lên tại thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Ông đã được Nhà nước tặng Huân chương Độc Lập hạng Ba và trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2 (2000).

Quà tặng cô giáo


            Chị lúi húi với cái hộp các tông, giấy gói, dây buộc, nơ gắn. Chị tỉ mẩn nắn, sửa cho hộp quà thật chỉnh trang. Thằng bé ngồi học kế đó, lúc lúc lại sốt ruột ngó sang. Nó sợ hộp quà tặng cô giáo không đẹp. Từ tuần trước, cu cậu đã thấp thỏm, lo mẹ quên chuẩn bị quà tặng cô giáo nó.
Với tay lấy lọ hồ, gắn nốt tờ giấy nhỏ lên nắp hộp: "Kính tặng cô giáo Mai, nhân ngày 20 tháng 11", chị vặn lưng, thở phào. Cả ngày nay đi công tác. Chiều muộn, chị vội vã tìm mua quà để con còn kịp tặng cô giáo vào ngày mai. Xong được gói quà, lúc này đã hơn 8h30, chợt thấy bụng cồn cào. Thằng bé chồm tới cầm lấy cái hộp chị đang ngắm để chỉnh sửa nút buộc, sung sướng: "Ôi ! đẹp quá!".
         "Vậy, thế quà của mẹ con đâu?". Giọng anh trầm trầm vang lên sau lưng nó. Thằng bé ngẩn người, im lặng. Bỗng nó nhận thấy mái đầu mẹ có những sợi tóc bạc và bờ vai mẹ thật gầy.
Nó chợt hiểu. Ờ  nhỉ, quanh năm mẹ quần quật, hết việc cơ quan đến việc nhà, vậy mà có tối nào mẹ quên kiểm tra và hướng dẫn nó làm bài tập đâu! Nó học, mẹ cùng học. Nó thức, mẹ cùng thức. Nó ngủ, mẹ còn thức. Tất cả vì nó! Mẹ có khác gì cô giáo đâu!  
            Nó ngẩn người nhìn mẹ. Mẹ nhìn lại nó. Môi mẹ chợt nhoẻn nụ cười hiền. Tự nhiên nó thấy thương mẹ quá…                                           

Mức sống tối thiểu...???????


Sau 2 lần trình, đến lần trình thứ 3, quyết định tăng lương mới được thông qua cho người lao động “có mức sống tối thiểu”!? Mừng chưa?
Tuy nhiên, người về hưu như mình, chưa thấy đồng lương được tăng đâu, thì chỉ nói riêng về tiền nước sạch đã "được" tăng ngay. Từ 4.172,00/1m2 lên 5.020,00/1m2. Con số thì có vẻ nhỏ mọn vậy; nhưng thử tính cho cả gia đình mà xem.
Chưa biết, rồi đây các thứ khác như: Điện nóng, thực phẩm, các loại thuốc thang cho tuổi già ngày một nhiều hơn, chắc chắn không được “bình ổn” của Nhà nước rồi!
Hì… mà chả hiểu các vị VĨ MÔ “định lượng” thế nào về khái niệm: “… tiền lương so với yêu cầu tối thiểu mới đạt 60%. Nâng lương lần này chưa phải đã thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương. Theo lộ trình lẽ ra giai đoạn 2015 – 2016 tiền lương phải đảm bảo mức sống tối thiểu…”????
Hihi, “yêu cầu tối thiểu”, “giải quyết vấn đề cơ bản của tiền lương”, “đảm bảo mức sống tối thiểu????????
Thử hỏi, mấy ông quan tham nhũng có hiểu được những khái niệm này?????????
Các vị VĨ MÔ hãy đọc những CM ở dưới bài “Bộ trưởng Lao động thừa nhận việc tăng lương vẫn nặng tính hình thức” trên địa chỉ:   http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-truong-lao-dong-thua-nhan-viec-tang-luong-van-nang-tinh-hinh-thuc-3109099.html
Hãy đọc đi!


Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Làm mẹ khó quá!


   - Sang mẹ ăn cơm.
         - Vâng.
Nghe con gái vâng, thế là yên chí chuyên tâm làm món ăn thật ngon (Tất nhiên theo ý chủ quan). Lúc sau:
         - Con có việc, không sang ăn đâu.
Một lúc sau:
         - Thế đồ ăn xong rồi ạ?
         - Ừ, xong hết rồi!
         - Thôi để mai con sang. Giờ con bận.
         - Ừ, tùy. Hôm nay có bò xào hành tỏi tây. Mai lại ăn thịt luộc, ba mẹ ăn đơn giản.
         - Nếu còn thịt bò thì con ăn. Không quan trọng đâu ạ.
Giá đến chỗ này dừng thì « đẹp » biết bao, nhưng…
         - Hôm nào sang được thì con báo. Mẹ cứ làm như con đi chơi ấy…
Chả bao giờ nghĩ… con làm cái gì. Lớn rồi. Đi làm, đi chơi,… làm sao mẹ biết và nghĩ, rồi khẳng định con làm gì. Chỉ muốn, con có một bữa ăn ấm áp, có chút đổi thay về đồ ăn cho con ngon miệng. Thế thôi…
Tự nhiên thành ra mình bị mắng: cứ làm như…
Rồi tự nhiên lại nhớ đến nhiều chuyện khác nữa... Làm mẹ khó quá !
                                                                                               18/11/2014


Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

"Quẫn" - Một thành công lớn 
của Lộng Chương trong sáng tác kịch bản sân khấu hài kịch
 Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Cảnh Thụy
 Hội VHNT Hải Dương

Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Cảnh Thụy
     Tác giả Lộng Chương, người con của quê hương Hải Dương, với Giải thưởng văn học nghệ thuật Hồ Chí Minh năm 2000, đã khẳng định vị trí xứng đáng của mình trong nền văn học nghệ thuật dân tộc nói chung và đặc biệt là trong nghệ thuật sân khấu kịch nói nói riêng. Ông là một cây bút xông xáo, năng động, khẳng định được khả năng và đóng góp của mình trên nhiều lĩnh vực văn học nghệ thuật. 
     Đã có nhiều học giả, nhà nghiên cứu, phê bình đánh giá những đóng góp của Lộng Chương trên lĩnh vực văn học, hoạt động sân khấu và đặc biệt là sáng tác kịch bản. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ xin tập trung vào trình bày một vài suy nghĩ của mình về  một kịch bản cụ thể của Lộng Chương, đã từng gây lên “hiện tượng sân khấu” những năm đầu thập niện sáu mươi của thế kỷ trước, đó là vở “Quẫn”.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

Vài cảm nhận về kịch bản văn học "A Nàng" của Lộng Chương
Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Thị Lan
Hội VHNT Hải Dương
Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Thị Lan
1.         Lộng Chương (1918-2003), người con của quê hương xứ Đông (Hải Dương), giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000, là một trong những người đặt nền móng cho sân khấu Việt Nam hiện đại từ sau Cách mạng Tháng Tám, một trong những nghệ sĩ lớn trong đội ngũ văn nghệ sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp.
            Sáng tác của Lộng Chương rất đa dạng, nhiều thể loại gồm 9 tập thơ và ca dao, 5 tập phóng sự, 81 kịch bản dài ngắn, ký kháng chiến, nhiều tiểu luận phê bình sân khấu (theo "Từ điển văn học", Bộ mới, NXB Thế giới, trang 871). Thật là một khối lượng tác phẩm đồ sộ, một năng lực sáng tạo dồi dào.
            Đến với văn chương từ rất sớm, chàng trai Phạm Văn Hiền bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng tiểu thuyết phóng sự "Hầu thánh" chứ không phải bằng truyện ngắn như nhiều người khác. Nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn nhận xét: "Đó là một người kỳ tài".

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Hội thảo “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

TƯ CÁCH CÔNG DÂN VÀ NGHỆ SĨ
CỦA NHÀ HOẠT ĐỘNG SÂN KHẤU LỘNG CHƯƠNG
PGS.TS. Tôn Thảo Miên
PGS.TS. Tôn Thảo Miên
 Hơn 20 năm trước tôi đã có một bài viết về Lộng Chương, in trong công trình Tác gia kịch Việt Nam hiện đại (NXB Sân khấu, 1990), sau đó bài viết này được vinh dự đưa vào cuốn sách Lộng Chương1, tập hợp hai tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh: Quẫn A Nàng , với ý nghĩa như một lời giới thiệu  sự nghiệp hoạt động sân khấu nghệ thuật của Lộng Chương. Kể từ đó đến nay,  tôi chưa có dịp trở lại nghiên cứu sâu hơn những sáng tác của ông, nhưng với tôi - một người có thể coi là ngoại đạo đối với giới sân khấu, thì những gì ông để lại cho đời, qua lời kể của ông, người thân và bạn bè, qua những tác phẩm, vở diễn đã hiện diện trên sân khấu, trong đời sống, cái tên Lộng Chương đã trở thành một biểu tượng của tài năng và nhân cách.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Hội thảo "Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM"(*)

Có một con đường nghệ thuật mang tên Lộng Chương (1918 – 2003)

Nhà văn Đỗ Kim Cuông
Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp các hội VHNT Việt Nam
Nhà văn Đỗ Kim Cuông
           Nhà văn - Nhà việt kịch Lộng Chương (1918 - 2003) từng được biết đến với tư cách là một trong số ít các nhà văn sáng lập ra Hội Nhà văn Việt Nam1957. Ông cũng từng là người giữ cương vị trong Ban thường vụ Hội sân khấu Việt Nam.
          Con đường đến với sự nghiệp văn chương, nghệ thuật của Lộng Chương không phát lộ sớm. Cuộc sống của một trí thức trong thời Pháp thuộc với vai trò là một nhân viên trong phòng thí nghiệm của Sở Nông lâm đã giúp cho ông rất quen thuộc với môi trường đô thị, trí thức. 

Đề dẫn Hội thảo: “Tác gia LỘNG CHƯƠNG VỚI NỀN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM”(*)

TS. Nguyễn Thị Việt Nga
Chủ tịch Hội VHNT Hải Dương

            Kính thưa…………..
Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Kính thưa các văn nghệ sỹ
TS. Nguyễn Thị Việt Nga
            Hải Dương - xứ Đông là mảnh đất văn hiến, là nơi được mệnh danh “địa linh nhân kiệt”, đời nào cũng sản sinh ra những hiền tài, tướng lĩnh đóng góp vào sự nghiệp dựng xây và bảo vệ quê hương đất nước.
            Riêng về lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật, xứ Đông tự hào là “chiếng chèo Đông”, là nơi xuất hiện biết bao danh nhân, bao tác gia lừng lẫy từ  những ngày đầu dựng nước cho đến hôm nay; là nơi tìm đến, nơi dừng chân, khơi gợi cảm hứng của biết bao tao nhân mặc khách… để lại cho dân tộc những sáng tác VHNT bất hủ.
            Nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương, một người con của quê hương Hải Dương đã tiếp thu trọn vẹn những trầm tích, những tinh hoa văn hóa đất mẹ xứ Đông để rồi những tinh hoa, trầm tích ấy được phát tích rực rỡ trong suốt cuộc đời hoạt động văn học nghệ thuật của ông.
            Tính đến nay, nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương đã rời xa dương thế 11 năm tròn, nhưng giá trị những tác phẩm ông để lại cho đời, sau khi ông khuất bóng dường như càng rực rỡ hơn. Thời gian nhiều khi là thước đo chân xác nhất đối với giá trị những tác phẩm văn học nghệ thuật. Thời gian sẽ khiến những tác phẩm hời hợt, nông cạn nhanh chóng bị chìm vào quên lãng và ngược lại, càng làm những tác phẩm đích thực, có giá trị to lớn tỏa sáng hơn.
            Hôm nay, ngày 11/9/2014, trong tiết trời mùa thu mát mẻ, trong không khí sôi nổi của những ngày tháng 9 đầy ý nghĩa, Hội VHNT tỉnh Hải Dương long trọng tổ chức Hội thảo: “Tác gia Lộng Chương với nền VHNT Việt Nam”.
            Hội thảo thông qua những tham luận và những ý kiến sẽ một lần nữa khẳng định những đóng góp to lớn của nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương vào nền VHNT hiện đại Việt Nam. Những đóng góp đó đã được ghi nhận bằng giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 2)  về VHNT mà ông vinh dự được đón nhận năm 2000.
            Hội thảo sẽ khơi dậy lòng tự hào của mỗi văn nghệ sỹ, mỗi người dân Hải Dương về truyền thống văn hiến của quê hương và những người con quê hương đã làm rạng danh quê cha đất tổ.
Hội thảo sẽ giúp các văn nghệ sỹ Hải Dương, đặc biệt là những tác giả, đạo diễn sân khấu học hỏi thêm từ cây bút bậc thầy Lộng Chương những điều cần thiết cho nghề nghiệp của mình.
Hội thảo còn làm rõ những phẩm chất đáng trọng của con người nghệ sỹ, con người đời thường Lộng Chương. Có thể nói, ông không những là một TÀI NĂNG LỚN mà còn là một NHÂN CÁCH LỚN, như lời khẳng định của nhà văn Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam: “Bác Lộng Chương có một nhân cách văn hóa cao đẹp, khoan dung độ lượng và trong sáng. Nhân cách của người nghệ sỹ Lộng Chương mãi mãi là tấm gương cao quý, tốt đẹp cho mọi thế hệ các nghệ sỹ noi theo”.
Hội thảo cũng nhằm đề xuất những hình thức ghi nhận tài năng, nhân cách cao đẹp, sự đóng góp to lớn của nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương đối với nền VHNT của đất nước ở ngay trên chính mảnh đất Hải Dương, nơi quê cha đất tổ của ông. Đó cũng là sự tri ân thiết thực nhất của thế hệ hôm nay đối với các bậc tiền nhân có nhiều công lao trong sự phát triển chung của quê hương, đất nước.
Với tất cả những ý nghĩa cao đẹp ấy, chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng hội thảo sẽ thành công rực rỡ!
Xin trân trọng cảm ơn!

(*) Hội thảo tổ chức ngày 11/9/2014 tại trụ sở Hội Văn học Nghệ thuật Hải Dương