Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Hoài... III(*)

                              
Bà Lộng Chương - Nguyễn Thị Quy (1940)

                                 
Núi cao vây chặt bốn bề
                        Tắc-kè khắc khoải vọng về rừng sâu
                                 Giam thân giữa vực u sầu
                        Soi gương suối lạnh gửi câu tâm tình
                                 Đêm rồi đêm… đợi bình minh
                        Mưa xao xác mộng, năm canh chập chờn
                                 Nói cười thêm xót cô đơn
                        Vắng tanh không kẻ thiệt hơn nỗi lòng.
                                 Chân trời đâu để ngóng trông
                        Hướng về chốn cũ, trập trùng núi cao
                                 Lê thê lá đổ rì rào
                        Chợt nghe… mơ bước chân nào quen quen
                                 Não nùng  rơi lẻ tiếng chim
                        Hoang vu càng rộng, núi thêm u hoài
                                 Gió đâu lạc lõng đêm dài
                        Phấn hương nhớ những kề vai hẹn hò…

                                 Tóc trôi… trôi lượn dòng mơ
                        Rượu đâu dựng lại những giờ ngả nghiêng

                                 Nơi đâu cặp mắt dịu hiền
                        Bâng khuâng mộng tới bình yên thuở nào!...

Thung lũng Đuộng. Một ngày suối ngập,
xa Qui xa các con, 27.5.1951












(*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.


Hoài... II(*)

                                                                (Đêm nằm thuyền từ Đầm Đa về Xích Thổ, sau 
                                                                                          buổi chia tay… bến Cốc, một chiều ngày hạ, V-1951)

                                 Bơ vơ sống tạm nhà người
                        Con người thỏ thẻ nói cười líu lo…
                                 Não nùng tìm vội trong mơ,
                        Thoáng nghe tiếng trẻ ngẩn ngơ con mình!
                                 Chim rừng rền rĩ mái tranh
                        Trông vời lớp lớp núi xanh mịt mù!
                                 Giật mình đêm lặng hoang vu
                        Mộng dài trĩu nặng tiếng mưa… giọng mình
                                 Núi cao vây kín u tình
                        Mưa xa, xa vắng bóng mình càng xa
                                 Chiều qua, đếm mãi chiều…qua.
                        Lối mòn heo hút, nẻo nhà ta đâu?…
                                 Biệt ly,
                                                Mình tủi!
                                                            Ta sầu!
                        Bên sông nắng đổ nhìn nhau ngậm ngùi
                                 Đàn con ngơ ngác nói cười
                        Mình - Ta sao nghẹn một lời ái ân
                                 Trông theo nhịp bước tần ngần
                        Thôi thôi cả một mùa xuân rã rời!
                                 Đường về núi hết xanh tươi
                        Ta nghe ảo não một trời trong ta!

                            Tiếng chèo vọng nước sông xa
                        Một chia tay biết bao là đau thương!
                                 Vỗ về đêm lụi canh sương
                        Phải đâu là chuyện áo cơm, não lòng!

                                 Năm năm loạn lạc theo chồng
                      Nề chi vượt núi băng sông hỡi mình!
                                 Mười năm vẫn thắm ân tình
                        Đói no đâu phải chuyện đành nhạt phai
                                 Gót son nứt đá đường dài
                      Nắng mưa sạm má, mắt ngời sắt son…

                                 Đêm nay mưa tủi gió hờn
                        Cô đơn núi vắng…
                                    Thương con!
                                                            Nhớ mình!

                                            Hang Đuộng, đầu mùa mưa V - 1951.
                                                            (Ghi lại sau 35 năm - 1986)

(*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.


CHỈNH LÝ(*)

Kịch một hồi

Nhân vật

Triều Đại - ngoài 30 tuổi
Minh Thúy - ngoài 20 tuổi (Vợ Triều Đại)
Kim Minh - Em trai Minh Thúy
Lê Thái - ngoài 30 tuổi
Cụ Ba - ngoài 50 tuổi
Thanh Sơn - Chú Triều Đại

Kịch xảy ra tại một thị trấn kháng chiến vùng bắc Liên khu 4, vào năm 1952.
Nhà Triều Đại dựng bằng tre nứa, dựa lưng vào sườn đồi, vách bằng phên đan ken hình ô vuông, hiện màu xanh trắng của nứa. Hai bên đầu hồi có cửa sổ. Vách sau là cửa nhỏ mở ra ngay sườn đồi, có hầm trú ẩn hàm ếch. Cửa chính ra vào tại gian bên trái. Sát cửa kê bộ bàn ghế thấp, kiểu tiệm giải khát. Trong cùng bên phải kê một giường hòm, trông như chiếc divan đóng thô. Phía ngoài có một bàn giấy gỗ mộc.
Trời đã về chiều, nắng chiếu nghiêng bóng những cành thông đổ vào trong nhà. Và, thấp thoáng những mô đá tại sườn đồi phía sau.

MỞ MÀN

Triều Đại lúi húi viết ở bàn giấy. Minh Thúy ngồi ở bàn nước, tay cầm một lọ crème thoa mặt thượng hạng, trước mặt là cái gương có chân. Minh Thúy vừa trang điểm vừa nói chuyện với chồng.

Minh Thúy: Thứ kem này trong ấy thì đáng mấy tí tiền nhỉ?
Triều Đại: (Vẫn viết, trả lời buông xuôi) Đáng bao nhiêu!

Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

ANH LỘNG CHƯƠNG(*)

        GS Hà Văn Cầu 
        Nam giả lộng chương, nữ giả lộng ngọc”. Đó là lời người xưa nói về sự phân biệt tính cách nam nữ: Con trai chơi văn vẻ, con gái chơi ngọc ngà. Khi lấy bút danh LỘNG CHƯƠNG, chính là một sự tuyên ngôn về tính cách của anh.
           Lộng Chương! Cái tên ấy từ trước cách mạng đã xuất hiện trên tập tiểu thuyết phóng sự Hầu Thánh, do Nhà xuất bản Cộng lực (Hà Nội) in. Ngày ấy, thông qua tác phẩm, anh đã “báng bổ” cả thần thánh, kêu gọi mọi người hãy tin vào chính bản thân mình.

NVK Lộng Chương - 1993

            Ngày toàn quốc kháng chiến, anh đưa vợ con về Thái Bình, gửi ở làng Trực Nội, để ra đi làm phận sự đàn ông. Tham gia viết báo Công Dân ở Nam Định, rồi lập luôn Đoàn kịch Công Dân (ấy là chưa nói đến một dạo trước đó anh tham gia Đoàn kịch tuyên truyền Bình dân học vụ).
            Bom đạn vẫn làm kịch. Đói khát vẫn làm kịch. Khi Đoàn kịch Công Dân giải thể, anh về Thái Bình xây dựng Đoàn kịch Kháng chiến bằng tiền túi của mình. Vâng, tôi nói “tiền túi”, không có nghĩa là tiền anh mang từ Hà Nội đi. Mà là đồng tiền do anh cần cù viết lách, làm ăn, dành dụm được.

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Trăng sáng dòng Ô(*)

                        (Gửi một người trong "Trăng hoa điệp hội". Bích Hoè, 1940)

                        Hoa vừa gửi tình hương cho bướm điệp
                        Đường Minh Hoàng lại gặp bạn cung trăng…
                        Và Ngu Cơ đang say giấc tuyệt trần
                        Bên Hạng Vương, tay ngà gieo tiếng địch.
                        Giọng nỉ non như nhắc chuyện tơ duyên,
                        Và canh sương đôi lứa mộng non tiên
                        Lòng thao thức bao cảm tình mới mẻ
                        Muôn ái ân đắm lòng người diễm lệ
                        Tim nhịp nhàng náo nức vạn âm thanh
                        Tai nương nghe nhạc điệu gió hiền lành
                        Say chan chứa bao tình thương rực rỡ
                        Hồn rạng đông trên một rừng hoa nở
                        Mộng ái tình êm như ánh trăng nghiêng…
                        Có lẽ đâu hạnh phúc chẳng bình yên…?
                                                                                      1940

(*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.



Nắng nghiêng(*)

                            Cô bé làm duyên nghiêng nón che
                            Má hồng, hồng đượm nắng vàng the
                            Ô hay! Cô đẹp làm tôi ngượng
                            Hồn thả bơ vơ chẳng chịu về!

                            Trời ngả chiều đây, nắng ấm thôi
                            Không còn thoa nhẹ má cô rồi!
                            Tình còn phảng phất trên cây đứng
                            Sương xuống hồ im mắt biếc phai!

                            Tình hận chàng Tiêu, mấy vần thơ
                            Duyên để trôi qua khóc hững hờ
                            Đến nay nhan sắc chiều hôm xế
                            Mơ lại bình minh? Rõ chuyện xưa!
                                                                      1940

(*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.

Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

Nỗi niềm con đọc thơ cha(*)

            Thưa Cha!
Lại một lần nữa con đắm chìm vào khối tài sản tinh thần mà Cha để lại cõi dương gian. Lần này, không phải là những tác phẩm kịch. Cũng chẳng phải những bài nghiên cứu về sân khấu. Mà là thơ - những tác phẩm Cha chưa công bố bao giờ!
Trước nay, chưa ai từng gọi Cha là Nhà thơ. Cũng phải thôi! Sự nghiệp của Cha là sân khấu. Nên, Cha làm thơ chỉ để tải thế sự; cái thế sự giả dối, bon chen, vần xoay, chao chát, mà Cha luôn bất bình và phẫn nộ nhưng cứ phải lẳng lặng đau đớn chấp nhận. Chính vì thế, Cha đành dùng thơ để dồn vào đó Nỗi niềm nhân thế!
Với sự nghiệp sân khấu, Cha đã là một Lộng Chương sáng tạo ra khối lượng tác phẩm đồ sộ và khẳng định vững vàng vị trí của mình trong nền kịch trường nước nhà. Với nhân gian, Cha là một Tính cách Lộng Chương: rộng rãi và bao dung, trách nhiệm và nghiêm túc; nhưng… trung thực đến mạnh mẽ, khảng khái đến bạo liệt, thẳng thắn đến nghiệt ngã! Vậy mà, nhiều ngẫm suy Cha vẫn không thể bộc lộ, bao bất bình Cha vẫn phải kín đáo giữ cho riêng mình trong những vần thơ thế sự.

Lộng Chương tính tuổi... mình(*)

Sinh thời, người ta biết đến Lộng Chương là một Kịch tác gia (Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000). Ít ai biết Lộng Chương đã sáng tác rất nhiều thơ. Cũng bởi với ông, làm thơ chỉ như một cách để đổ vào đó những nỗi niềm nhân thế. Nên, thơ ông sáng tác hầu hết chỉ được sẻ chia cùng bạn bè và học trò thân thiết, những lúc trà dư tửu hậu. Năm ông tròn tuổi bảy mươi (5.II.1987), trong không khí vào Tết Đinh Mão ấm áp, giữa rất nhiều học trò và bạn bè đến mừng sinh nhật, ông ngà ngà đọc bài thơ vừa cảm tác:

Tính tuổi… tao
NVK Lộng Chương - 1996

Bấm tay tính tuổi “mặt trời”
Ngày năm, tháng thứ Tao rơi xuống trần
Mười tám - tám bảy tròn năm(**)
Bẩy mươi tóc sáng màu xuân mây vờn(**)
Đánh sòng qua lịch ả Hằng
Tàn đông Đinh Tỵ ngày nhằm hai tư
Giờ vừa đứng bóng ban trưa
Nắng vàng toả ấm cố đô đón chào
Lọt vành có mặt thằng Tao!

            Đây là một trong những bài thơ thể hiện tương đối rõ tư chất của Lộng Chương: mạnh mẽ, khảng khái, thẳng thắn, có phần hơi ngông và kiêu bạc.

______________________
(*) Báo Lao động Thủ đô Xuân Mậu Tý - 2008; Sách “Lộng Chương trong trái tim bè bạn”, Nxb Hội Nhà văn, 2013.
(**) Lộng Chương sinh năm 1918 đến 1987 là tròn 70 tuổi ta.






Mình ơi mình có công to!(*)

          Cụ bà Lộng Chương (Nguyễn Thị Quy) ra đi ở tuổi 85 (8/10/2002). Tính đến thời điểm đó, 2 cụ đã có hơn 60 năm chung sống cùng nhau. Suốt cuộc đời làm vợ, cụ đã tận tụy hết lòng vì sự nghiệp của chồng. Năm 1988, cụ ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba. Trước sự kiện vui mừng đó, với chất “hài” luôn sẵn có trong mình - Danh thủ hài kịch (theo cách gọi của TS. Phan Trọng Thưởng - Viện trưởng Viện Văn học), cụ Lộng Chương đã tức thời cảm tác bài thơ sau: 
                                    
                                         Cụ bà Lộng Chương - Nguyễn Thị Quy (1993)
            Theo Đảng trọn đời giành độc lập
            Vẹn toàn chí khí với non sông
            Gương xưa xoi bóng cha ông
            Khi đi ai có kể công khi về.
            Bây giờ tuổi cổ lai hy
            Lại thêm con cháu yên bề áo cơm
            Tin mừng mình được Huân chương
            Kéo ngay bà lão đến giường nhỏ to
“Mình ơi mình có công to
            50 năm ấy là do công mình!”
            Tình tang - tang tính - tang tình
            Nhìn nhau rệu rã “Tang tình”... Chịu thôi!...

            Ở tuổi 70, đúng là các cụ có muốn “tình tang” thì cũng thật là khó! Nên, cụ Lộng Chương đã hài hước về sự “thua” của mình là như vậy. Nhưng, cho dù trong cái sự vui mừng đan xen chút hài hước đó, Nhà viết kịch Lộng Chương vẫn nghiêm túc khẳng định, vợ mình đã là điểm tựa vững chắc, tin cậy cho sự nghiệp của chồng trong suốt cuộc đời. Và trên thực tế, họ hàng, làng xóm, đồng nghiệp và bạn bè của Lộng Chương luôn coi cụ bà Lộng Chương - Nguyễn Thị Quy, là tấm gương mẫu mực về tình nghĩa vợ chồng gắn bó, thủy chung, hết mực yêu thương nhau trọn cả cuộc đời.
Tháng 6 năm 2003, Nhà viết kịch Lộng Chương cũng ra đi theo cụ bà. Giờ đây, hai cụ đã gặp nhau nơi cõi cửu tuyền. Cầu mong nơi ấy, nếu có kiếp sống thứ hai, với niềm đam mê kịch nghệ đã trở thành máu thịt của mình, và bên cạnh người vợ tuyệt vời - cụ bà Nguyễn Thị Quy của mình,  Lộng Chương sẽ vẫn tiếp tục vùng vẫy chốn kịch trường và lại có những tác phẩm sân khấu nổi danh, như khi sinh thời.
Vợ chồng ông bà Bửu Tiến - Minh Nhu (em gái ruột bà Lộng Chương)
tại Lễ kỷ niệm Đám cưới Vàng của ông bà Lộng Chương
 
(*) Sách "Lộng Chương trong trái tim bè bạn”, Nxb Hội Nhà văn, 2013.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Cha đã gặp lại Mẹ con chưa, Cha ơi?(*)

           Trong gần một năm qua, chúng con cùng họ hàng, bạn hữu… tiễn đưa Cha Mẹ về cùng tiên tổ. Với giới sân khấu, sự “ra đi” của Cha là nỗi buồn vô hạn đã đành. Nhưng còn Mẹ - người bạn đời yêu quý của Cha, tình cảm tiếc thương của họ dành cho, cũng không hề thua kém.
NVK Lộng Chương nhìn mặt người vợ thân yêu của ông lần cuối cùng.

MỪNG THỌ NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG 70 TUỔI(*)

  GS Hà Văn Cầu
Thưa các bạn,
Từ lần mừng thọ trước đến lần mừng thọ này, 12 năm đã đi qua.
12 năm ấy, chúng ta rất vui mừng vì trong chúng ta, nhiều anh chị em đã có nhiều tác phẩm, nhiều vai thuộc các thể loại kịch, tuồng, chèo, múa rối, phim ảnh… khẳng định một xu thế không có gì ngăn cản nổi của những người học trò đáng yêu của thày Lộng Chương.
NVK Lộng Chương (1988) 

Thành tựu ấy, như Doãn Hoàng Giang nói hôm qua, là công sức của từng cá nhân; đồng thời cũng lại là kết quả của những bước đi chập chững ban đầu, hai - ba - bốn mươi năm về trước, do thày Lộng Chương dìu dắt.
            Trong ngày vui này, chúng ta đồng thanh và đồng lòng đem những thành tựu nghệ thuật ấy kính tặng thày và đảm bảo với thày rằng: Sau này, dù đi tới đâu, dù ở cương vị công tác nào, dù vươn tới những đỉnh cao nào chăng nữa, chúng ta cũng không bao giờ quên công sức của thày trong những ngày đầu chập chững, như bạn Lê Mai đã nói hôm qua.
            Tôi mong rằng trong ngày vui này, mỗi anh chị em chúng ta hãy kể lại kỷ niệm của những ngày đầu gặp gỡ anh Lộng Chương và những điều học hỏi được ở anh, để làm giàu lẫn cho nhau. Tôi xin bắt đầu trước:

Mẹ sai ở đâu?

       Trời mưa tầm tã. Mẹ nghe mưa mà thấy như từng làn nước xối xả vào gan ruột mình. Con gái hẹn về ăn cơm. Giờ đang ở đâu? Trên đường? Dưới một gốc cây? Hay đang tạm trú ở một cái quán nào đó?...
Ảnh minh họa
       Nhấc từng chiếc bát đặt ra bàn. Rồi đếm đủ bốn đôi đũa. Tai vẫn ngóng xem mưa có ngớt dần không!
Bỗng tiếng đập cửa lạch xạch. Đích thị con gái về rùi. Mẹ thở phào nhẹ nhõm, chạy ào ra mở khóa. Thoạt nhìn thấy con, mẹ toét môi cười...
       Ba đã ăn xong. Ba bao giờ cũng vậy. Một bát cơm nhỏ. Vài miếng thịt nhỏ. Những gắp rau luộc. Rồi một bát nước rau. Ba đứng lên, từng bước một qua mấy bậc cầu thang.
- Sao mẹ không trả lời con?

Mưa(*)

                                   
Lộng Chương tự họa trước giờ xuất quân
                                    
                                    Mưa tạt trên sông gió lạc chiều
                                    Hôm nay trời lạnh bến cô liêu
                                    Buồm đơn in nước sông xa vắng
                                    Ai thả ngang trời hương phấn yêu.

                                    Mỗi bước chân đi gót nặng buồn
                                    Mưa sa ướt áo lạnh hồn đơn
                                    Ai về qua chốn trao duyên cũ
                                    Gửi chút yêu đương chuộc giận hờn!
                                                                                                1940



(*) Đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy số 426, ngày 15/8/1942; Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.

Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014

Cái tết cuối cùng và sự “ra đi” của Nhà viết kịch Lộng Chương(*)

             Đó là Tết Quý Mùi (năm 2003) - cái tết chỉ còn một mình Lộng Chương trong ngôi nhà mênh mang, sau 61 cái tết buồn vui sướng khổ của một cuộc đời, những cái tết luôn có sự kề cận của người vợ thân yêu của ông!
Trước tết 4 tháng, vào đầu tháng 10.2002, bà Lộng Chương "đi xa", rất xa. Bà ra đi, không kịp gửi lại ông một lời từ biệt. Một sáng mùa thu, bà trở dậy. Giường bên, ông còn đang yên giấc. Cơn huyết áp tăng đã xô bà gục ngã ngay cạnh chân giường ông. Bà được đưa vào bệnh viện trong trạng thái hôn mê hoàn toàn. Ông lập cập đi theo, nhìn hút chiếc cáng đưa bà ra xe, mà cũng không hề biết rằng, rồi đây ông vĩnh viễn chẳng còn dịp nói với bà một câu yêu thương hay hờn giận.

NVK Lộng Chương những ngày cuối đời (2003)

Sau mười ba ngày vật lộn với tử thần, do tuổi quá cao, sức quá yếu, bà Lộng Chương đành nhắm mắt chịu thua số phận, chấp nhận rời xa cõi trần, rời xa ông - người mà suốt đời bà luôn yêu thương, trân trọng.

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Buổi mới(*)

Bà Lộng Chương - Nguyễn Thị Quy (1941)
                 

                            Khách đến em còn e lệ mãi
                            Thẹn thùng me gọi có ra đâu!
                            Vì chàng trai đó em e ngại
                            Ra đứng bên me khẽ cúi đầu.

                            Đến mùa sính lễ đã đưa qua
                            Lòng rộn tơ duyên trở lại nhà
                            Chàng trai mơ thắm tình hoa nở
                            Tình đượm trăm hương muôn sắc hoa…
                                                                        1941 (Ghi lại sau 45 năm - 1986)

(*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.



HẠT THÓC ĐÁNH TÂY(*)

Hoạt cảnh dân ca

                                                                           Nhân vật      

Ông Nho    ngoài 50 tuổi
                        Bà Nho      ngoài 50 tuổi
                        Và, tiếng hát của những người thợ gặt

            Tại khu du kích. Giữa vụ gặt chiêm. Buổi chiều sắp tối. Căn nhà nhỏ, còn trơ một cái giường tre nát.
MỞ MÀN

Ông Nho quần xắn cao, mặt phờ phạc, cầm cái mai cán ngắn, đầu bịt khăn mặt trắng, ở hậu trường đi ra.

Ông Nho: (Đặt mai xuống đất, thở dài, ngồi phịch xuống giường)
                                    … Đứt mẹ cả hơi
                        Ối chào, đứt mẹ nó cả hơi.

THAY LỜI BẠT(*)

                                                                                            GS Hà Văn Cầu
          Thật ra, tôi chưa phải là người "đáng mặt" viết lời bạt cho nhà viết kịch Lộng Chương. Nhưng vì được đông đảo anh chị em bạn bè cùng được anh Lộng Chương "cầm tay dạy chữ" ủy thác, nên tôi viết ít dòng tâm đắc về anh. 
GS. Hà Văn Cầu

            Hơn cả một lời "bạt", với tấm lòng yêu quí người Anh rất ruột thịt của mình, - không còn cơ hội nào hơn - tôi xin phép các vị độc giả yêu quí, ở đây, được nói lên đôi điều hiểu biết về con người và tác phẩm của anh.
Trước hết, tôi cứ nghĩ mãi về cái bút hiệu Lộng Chương. Sao lại là Lộng Chương?
Sách xưa nói: "Nam giả Lộng Chương, nữ giả Lộng Ngọc", ý nói con trai thì chơi văn vẻ, con gái thì chơi đồ "trang sức bằng ngọc". Vậy thì khi đặt bút hiệu, anh muốn tự thực hiện tính cách nam nhi của anh về mặt thực thể hay nhấn mạnh hoạt động của anh về mặt thi dụng? Hay cả hai, nói theo người xưa, "nam là thể, chương là dụng”?
Anh vốn là nhà điều chế hóa học (priparatun - chimiste) tòng sự tại Phủ Toàn quyền, nhưng có lẽ do cái nợ văn chương từ kiếp trước, anh đã phải chơi nghiệp văn chương từ rất sớm.

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

CHỈ MỘT ANH THÔI(*)

                                                                                                GS. Nhà nghiên cứu Chèo Hà Văn Cầu               
         
NVK Lộng Chương và Nhà nghiên cứu Chèo Hà Văn Cầu
Rồi đây, cả Anh, cả tôi, cả các bạn đồng thời, và cả các khán giả từng mến mộ Anh đều sẽ đi hết. Trong khoảng trời sân khấu lúc ấy - vốn là một khoảng trời phi vật thể, không sờ mó được - chẳng ai còn biết khoảng nửa sau thế kỷ XX này, các tác phẩm Lộng Chương đã được thể hiện như thế nào. Bản thân Lộng Chương đã biểu diễn ra sao.
            Người ta chỉ còn có thể thưởng thức các sản phẩm tinh thần của Anh thông qua những hàng chữ mực đen khô cũ kỹ. Giỏi lắm người đọc cũng chỉ có thể hình dung ra nhân vật theo cách tưởng tượng của mình trong các tác phẩm hoàn bị mà chưa hoàn thành. Một bà già có cặp mông "lồng bàn", một ông chồng cầm đuôi áo bà vợ, nhảy cẫng lên như múa sư tử… thì không ai có thể tượng tượng ra được trong khi đọc. Mà đã không tưởng tượng được thì không thấy hết sức châm biếm, rỉa ráy đến tận xương tủy của Lộng Chương.

LỘNG CHƯƠNG - TÁC GIA KỊCH HIỆN ĐẠI VIỆT NAM(*)

TS Tôn Thảo Miên   
   Cùng với các tác giả Nguyễn Văn Niêm, Bửu Tiến, Học Phi... Lộng Chương được coi là thế hệ tác giả kịch đầu tiên của sân khấu Kịch nói trưởng thành sau Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến chống Pháp. 

Lông Chương - 2000)
      Với khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó một số vở có tiếng vang, Lộng Chương đã khẳng định vị trí của mình đối với nền Kịch Việt Nam nói chung, đặc biệt với thể loại Hài kịch nói riêng trong mấy chục năm qua. Mười năm đầu tham gia viết kịch, Lộng Chương hoạt động chủ yếu như một "tài tử" trong các ban kịch, đồng thời cũng chính là người tổ chức, thành lập các ban kịch như Ban kịch Bình Dân, Nhóm kịch Báo Công dân (Nam Định kháng chiến), Đội kịch Duyên Hải... 

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Nhớ bữa mắm tép của Ngoại(*)

Sau nhiều năm, tôi được gặp lại thằng cháu gọi tôi là dì ruột tại làng Berikon (Thuy Sĩ) nhân một chuyến du lịch. Cháu là con chị gái tôi, theo mẹ định cư ở Đức từ nhiều năm trước, nay đang cùng vợ sống và làm việc trong ngành khách sạn tại Thụy Sĩ. Hôm đón tôi ở nhà ga Dietikon (Zuerich), cháu đi làm, chỉ có vợ ra đón tôi.
Vừa nhìn thấy tôi bước xuống sân ga, cô cháu dâu người Đức vồn vã chạy đến, chào bằng cái giọng lơ lớ: “Chau chao cố” (Cháu chào cô). Rồi ôm tôi rất thân thiết. Chắc được chồng “huấn luyện” tốt nên cô cháu dâu chào tôi rất trơn tru bằng tiếng Việt - Tôi thầm nghĩ.
Về đến nhà được chút xíu thì cháu đi làm về. Ôm thốc lấy tôi, quay một vòng, cháu cười ha hả và bảo: Không ngờ con được gặp mẹ trên đất Thụy Sĩ này. Mẹ biết không, con đã chuẩn bị đãi mẹ một món ăn Việt. Mẹ sẽ bất ngờ đấy. (Cháu gọi tôi là mẹ từ khi bé).

TẬP SÁCH CỦA CHA(*)

            Thế là tập sách của Cha “Lộng Chương trên mọi nẻo kịch trường" đã được ra đời! Con thành kính đặt tập sách lên bàn thờ vào dịp lễ tưởng niệm 100 ngày Cha vĩnh biệt cõi trần. 
Vui biết mấy. Mà cũng buồn biết mấy. Vui vì di bút của Cha đã được vợ chồng chúng con tìm kiếm, giữ gìn. Buồn vì... Cha đâu còn nhận biết được công trình này. Nước mắt con bỗng dàn dụa khi nghĩ về một kỷ niệm làm sách cho Cha lần trước. Năm 1997, chúng con trình Cha tập "Kịch Lộng Chương", dày gần nghìn trang, Nhà xuất bản Văn học in. Nhìn tay Cha run run lần giở với nét vui rạng trên khuôn mặt, khiến chúng con vơi hẳn nỗi niềm day dứt về nghĩa vụ báo hiếu chưa tròn. Bởi tuổi Cha ngày càng gần đất xa trời, mà đống bản thảo chất chồng của Cha thì ẩm nát mối mọt huỷ hoạt quá nhanh, không có cách nào ngăn lại được.