Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Lộng Chương tính tuổi… mình (*)

Sinh thời, người ta biết đến Lộng Chương là một Kịch tác gia (Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2000). Ít ai biết Lộng Chương đã sáng tác rất nhiều thơ. Cũng bởi với ông, làm thơ chỉ như một cách để đổ vào đó những nỗi niềm nhân thế. Nên, thơ ông sáng tác hầu hết chỉ được sẻ chia cùng bạn bè và học trò thân thiết, những lúc trà dư tửu hậu. Năm ông tròn tuổi bảy mươi (5.II.1987), trong không khí vào Tết Bính Dần ấm áp, giữa rất nhiều học trò và bạn bè đến mừng sinh nhật, ông ngà ngà đọc bài thơ vừa cảm tác:
Lộng Chương - 1996


Tính tuổi… tao

Bấm tay tính tuổi “mặt trời”
Ngày năm, tháng thứ Tao rơi xuống trần
Mười tám - tám bảy tròn năm(**)
Bẩy mươi tóc sáng màu xuân mây vờn(**)
Đánh sòng qua lịch ả Hằng
Tàn đông Đinh Tỵ ngày nhằm hai tư
Giờ vừa đứng bóng ban trưa
Nắng vàng toả ấm cố đô đón chào
Lọt vành có mặt thằng Tao!

            Đây là một trong những bài thơ thể hiện tương đối rõ tư chất của Lộng Chương: mạnh mẽ, khảng khái, thẳng thắn, có phần hơi ngông và kiêu bạc.
  
______________________
(*) Báo Lao động Thủ đô Xuân Mậu Tý - 2008; Sách “Lộng Chương trong trái tim bè bạn”, Nxb Hội Nhà văn, 2013.
(**) Lộng Chương sinh năm 1918 đến 1987 là tròn 70 tuổi ta.





“Lỏi” Lộng Chương(*)

Ngày 7/ 2/ 1992, anh em con cháu trong gia đình tổ chức Lễ kỷ niệm Đám cưới vàng cho ông bà Lộng Chương - Nguyễn Thị Quy (1942-1992). Đến dự cuộc vui của ông bà Lộng Chương còn có nhiều bạn bè, học trò của ông; trong đó có Nhà thơ Trần Lê Văn - người hàng xóm thân thiết, người bạn viết tâm giao, cũng là người bạn cùng làm báo Công Dân với Lộng Chương nhiều năm trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Nhà thơ Trần Lê Văn (đội mũ) tại Lễ kỷ niệm 
Đám cưới Vàng của ông bà Lộng Chương
Trong cuộc vui, Trần Lê Văn đã ôn lại nhiều kỷ niệm hoạt động báo chí trước đây của hai ông. Ông kể: “Khi chúng tôi làm báo Công Dân với nhau (tức báo Nam Định kháng chiến), thì được lệnh tạm dừng để dồn phương tiện cho báo Cứu Quốc. Lúc đó, ông Trúc Đường - Chủ bút danh dự của báo Công Dân lui về quê Vụ Bản, có gửi thư cho tôi, hỏi tình hình hoạt động của báo. Tôi đã trả lời ông bằng bài thơ đùa, có điểm đủ tên của mấy anh em cùng làm báo Công Dân lúc đó.

NGHỆ SĨ LỘNG CHƯƠNG VỚI CHƯƠNG TRÌNH BINH VẬN(*)

NSƯT Vũ Hà
Phòng Văn nghệ, Đài TNVN
NVK Lộng Chương 
1982

 
… Cái điểm chúng tôi ghi dấu ấn mạnh về Nghệ sĩ Lộng Chương - một nghệ sĩ lớn, một kịch tác gia, một đạo diễn tài hoa - đó là ông đã hợp tác với chúng tôi làm Chương trình Phát thanh Binh vận.
Sau Mậu Thân - 1968, cuộc chiến tranh leo thang của Mỹ lan mạnh ra miền Bắc; và nhất là đỉnh điểm năm 1972, giặc Mỹ dung máy bay chiến lược B52 tàn phá Thủ đô; lớp nhà văn như Nguyễn Tuân, Nguyễn Văn Bổng… đã tham gia làm nội dung với Đài Tiếng nói Việt Nam; còn bên sân khấu cũng có nhiều người tham gia. Riêng với Nhà viết kịch Lộng Chương, chúng tôi chủ trương khai thác ở ông cái chất hài tinh tế và có chiều sâu. Ông đã tích cực tham gia, hầu như mỗi tuần đều có một vở kịch ngắn phát trên làn sóng của Đài.

VỀ CÕI HƯ HUYỀN(*)

NSƯT Vũ Hà
            Lộng Chương không chỉ là nhà viết kịch nổi tiếng, ông còn là nhà họat động sân khấu cách mạng giàu tâm huyết, bền bỉ, đa năng. Ngót bảy thập niên gắn bó máu thịt với kịch trường nước nhà, cho đến những năm tháng cuối đời, người nghệ sĩ cao tuổi vẫn vẹn nguyên khát vọng dâng hiến cho sân khấu Việt Nam, khát vọng được thắp sáng ngay từ thuở thiếu thời.

          Ông tên khai sinh là Phạm Văn Hiền, còn có bút danh là Viên Hán, sinh ngày 5-2-1918 ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Dương.

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

THÉP ĐÃ VÀO LÒ(*) - Màn 5

Cảnh: Phòng khách nhà Khả Minh. Buổi chiều, bà Minh đang dọn dẹp. Lệ Minh và Phan Đích ra. Đầu Lệ Minh còn cuốn băng, một tay đeo lên cổ, đi hơi tập tễnh.

Lệ Minh: Trời! Đi một tí thế mà chóng mặt quá, mẹ ạ.
Bà Minh: Mẹ đã bảo con mà. Bác sĩ cũng dặn đi dặn lại con là chưa có thể đi chơi được đâu.
Lệ Minh: Không việc gì đâu, mẹ ạ. Con ngồi nghỉ một tí rồi con đi mít tinh.

THÉP ĐÃ VÀO LÒ(*) - Màn 4

Cảnh: Phòng khách nhà Khả Minh, như màn một. Nhưng bàn ghế bừa bãi. Bà Minh, Anh Đào và Hồ Mạnh ở phòng Lệ Minh ra.

Hồ Mạnh: Bà không ngại. Thế nào cô ấy cũng khỏi. Nhưng giá để cô ấy nằm điều trị ở bệnh viện thì việc săn sóc sẽ tiện hơn.
Anh Đào: Thưa, cũng không cần đưa vào bệnh viện đâu ạ. Ở nhà chúng tôi cũng không rời em nó phút nào.

THÉP ĐÃ VÀO LÒ(*) - Màn 3

Cảnh: Một khoảng trong lò đúc thép. Màn mở: Tốp thợ người tay búa chim, người tay sẻng tiến vào xưởng với vẻ phấn khởi. Một góc tường có giá điện thoại; phía dưới có bộ bàn ghế nhỏ của thường trực. Lộ Bích ra.

Lộ Bích: Đồng chí vào nói với kỹ sư Lê Ba cho tôi gặp. (Ngồi xuống ghế thường trực).
Thường trực: Dạ. (Vào. Kỹ sư Lê Ba ra).

THÉP ĐÃ VÀO LÒ(*) - Màn 2

Cảnh: Phòng khách nhà Khả Minh. Bày biện sáng sủa, giản dị; trên tường có ảnh lãnh tụ công nhân Ten-lơ-man. Mở màn, Khả Minh đang ngồi viết ở bàn. Phan Minh ra.

Phan Minh:   Thưa thầy, chúng con đã về
Khả Minh:    A Phan Minh! Các con đã về đấy à? (Với Chu Minh) Mai là ngày 27, ngày bắt đầu thực hiện phương pháp đúc thép cấp tốc. Con phải vững tinh thần nhé.

THÉP ĐÃ VÀO LÒ(*) - Màn 1

(Ca kịch cải lương 5 màn. Chuyển thể từ kịch “Không thể sống khác được” (Lộng Chương dịch từ Kịch nói của Sofronov - Liên Xô, bản chữ Pháp “Impossible de Vivre autrement”). Ca kịch này đã được Đoàn Kim Phụng dựng và trình diễn từ tháng 8 năm 1955. Bản dịch kịch nói Không thể sống khác được” đã đăng trên Báo Nghệ thuật Thứ Bảy, từ số 1 ra ngày 2 tháng 4 năm 1955).


Nhân vật

Khả Minh                  Quản đốc lò đúc thép, Bí thư chi bộ
Chu Minh                  Con trai cả Khả Minh, cai đúc
Phan Minh                Con trai thứ 3 Khả Minh
Quốc Doanh              Giám đốc xưởng thép
Lộ Bích                     Giáo sư, Giám đốc phòng thí nghiệm kim chất
Trịnh Ngữ                 Kỹ sư
Lê Ba                        Kỹ sư
Hồ Mạnh                  Bác sĩ
Sĩ Côn                       Công nhân già, lò đúc
Phan Đích                 Con trai Sĩ Côn
Kỳ Bá                        Cán bộ Cảnh Vệ
Mã Huy                     Gián điệp Mỹ, ở Tây Đức sang
Bà Minh                    Vợ Khả Minh
Lệ Minh                     Con gái Khả Minh, chế hóa viên phòng hóa chất
Anh Đào                    Vợ Chu Minh
Ái Khanh                   Con gái Sĩ Côn, chế hóa viên phòng hóa chất, người yêu của Kỳ Bá
Hai công an và một số thợ nam nữ trong lò đúc thép.

Sa hố(*)

                                    Nghe ông(*) sa hố lại què chân
                                    Quái quắc! Lần ni đã mấy lần?
                                     Những tưởng già đời thời vững bước
                                     Sao còn chuốc mãi nợ vào thân
                                                                                        V. 70 

(*) Được tin ông bạn Hoài Việt sa hố cá nhân (một loại hầm trú ẩn tránh bom đạn giai đoạn Mỹ đánh phá miền Bắc) , trẹo gân chân; Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.

 





NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG VỚI SÂN KHẤU HÀI(*)

Tác giả sân khấu nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt II):
             NSƯT Vũ Hà
             Lộng Chương không đơn thuần là người viết kịch, ông còn là một nhà hoạt động sân khấu cách mạng giàu nhiệt huyết, bền bỉ, đa năng.
           
Ký họa Lộng Chương
Hơn bảy thập kỷ gắn bó với sân khấu, đến năm 2000 này, trái tim người nghệ sĩ cao tuổi vẫn thổn thức cùng nhịp đập kịch trường nước nhà, vẫn vẹn nguyên khát vọng dâng hiến, một khát vọng được thắp sáng từ thuở thiếu thời…
           Tên khai sinh ông là Phạm Văn Hiền, còn có bút danh là Viên Hán, sinh 5-2-1918 ở thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, Bình Giang - Hải Dương. Sáu - bảy tuổi cậu bé Hiền đã ngồi dưới “hố nhắc vở” Nhà hát Lớn Hà Nội với người cô,  để xem bác ruột mình diễn những vở hài kịch trứ danh của Mô-li-e. Phải chăng cảm thức xa xưa ấy đã dẫn dụ chàng trai đến với sân khấu như một “nghiệp chướng” và tạo nên một nhà hài kịch nức tiếng sau này? Cả thời trai trẻ, Lộng Chương hoàn toàn “chơi kịch” trong các ban tài tử, một thú chơi tao nhã, cao sang, của lứa thanh niên trí thức thời đó.

MẸ VÀ CON GÁI(*)

Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm

Hôm nay chị đưa con gái đi thi. Còn chị, không thi nhưng thắc thỏm, bồn chồn.
      Trên những con đường chạy qua cổng trường học, người và xe đông ngẹt. Họ, những ông bố bà mẹ, giống chị, cùng bồn chồn, thắc thỏm. Đến rồi, nơi con chị dự thi. Hà Nội bây giờ rộng lắm, nhiều trường học lắm. Nhưng như sự đùa của tạo hoá, con chị được xếp về thi tại trường này, ngôi trường thuở thiếu thời cách nay gần ba mươi năm chị đã ngồi học. Con chị chào mẹ rồi đi về phía cổng trường.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Tiếng cười “LỘNG” cả nghìn “CHƯƠNG”(*)

Nhà văn Hoàng Công Khanh
        
Tác giả Lộng Chương
Như vậy là đã gần nửa thế kỷ, kể từ ngày anh và tôi cùng cộng tác với nhau trên kịch trường, khi cả hai cùng dấn thân vào cái nghiệp dĩ này. Chắc chắn tình yêu, niềm say mê sân khấu là tố chất bẩm sinh chảy trong huyết mạch,  nên anh thủy chung với nó đến hết đời, bất chấp mọi thăng trầm, hệ lụy. Với trí tuệ sắc sảo, tâm hồn giàu có và sức bút mạnh mẽ công phá - ngoài công tác đạo diễn, huấn luyện kịch nghệ, làm diễn viên, xây dựng các đoàn kịch - anh đã viết vài trăm vở với đủ thể loại. Những cái tinh túy, độc đáo cuối cùng kết lại thành trầm hương ở hài kịch, ở những Tiếng cười “Lộng” cả nghìn “Chương”(**). Tiếng cười trong sáng tác của anh rất phong phú, đủ mùi vị: chua, cay, mặn, chát, hắc, đắng, ngọt, bùi… Lại ở đủ các cung bậc: nhạt, khẩy, ruồi, đốp chát, như pháo nổ, như sấm ran…

Ứng xử đẹp trên chiếc buýt 30T- 4874

Khoảng 16h ngày 22/9/2014, chuyến buýt 03 số hiệu 30T- 4874, chiều Gia Lâm - Giáp Bát đi đến điểm dừng trước Công ty Cầu 5 (trên đường Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội) thì có một hành khách được dìu lên xe. Vừa đẩy người khách già này lên, người phụ nữ đứng dưới đường vừa nói:
- Anh tài ơi, cho ông ấy đi nhờ với. Cho ông ấy xuống điểm ở gần Bệnh viện Bạch Mai nhé. 

NGHỆ SĨ HÀ NHÂN - GIÁM ĐỐC ĐẦU TIÊN CỦA NHÀ HÁT TUỔI TRẺ

Ngày 10-4 tới, Nhà hát Tuổi trẻ (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) kỷ niệm 30 thành lập.
  
Nghệ sĩ Hà Nhân
   Người đề xướng và có công lao đóng góp lớn trong việc xây dựng và phát triển Nhà hát - một đơn vị nghệ thuật được đánh giá là năng động hàng đầu của sân khấu miền Bắc là nghệ sĩ Hà Nhân. 
Nghệ sĩ Hà Nhân quê ở làng Xà Cầu, huyện ứng Hoà, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Tây), tham gia cách mạng rất sớm, từ khi mới ở tuổi 16. Là một người xông xáo, năng nổ, nhiệt tình, bà được giao giữ sách báo, tài liệu, tuyên truyền Điều lệ Việt Minh, dạy nông dân chữ quốc ngữ, vận động chị em phụ nữ tham gia kháng chiến… Đi tới đâu, làm việc gì, bà cũng được nhân dân, đặc biệt là những người phụ nữ yêu mến, cảm phục và tin tưởng nghe theo.
Thời gian sau này, do yêu cầu của tổ chức, bà được điều động sang công tác văn nghệ.

Nhà văn Hoàng Công Khanh: Đứng lên bằng ngòi bút của mình!

Trên một chiếc xe đạp cà tàng, ông vẫn rong ruổi được mọi nơi. Thậm chí, vẫn lọ mọ đi dự đám cưới vàng của người bạn vong niên trong một tối thu lành lạnh; dù từ nhà ông đến nơi dự lễ phải đi ngang qua cả Thành phố; dù rằng năm nay ông đã ngoại bát tuần. Ông là Nhà văn Hoàng Công Khanh.
Nhà văn Hoàng Công Khanh với tác giả bài báo
Gặp ông tôi hỏi: “Ông ơi, độ này ông đang viết gì?” - “Thôi, chán rồi. Viết cũng chẳng để làm gì? Trước thì còn có bà ấy. Còn cần có chút tiền. Nay một mình…”. Câu nói bị bỏ lửng, xa xót…
Đồng cảm được nỗi đau, tôi im lặng! Nhưng tôi vẫn đinh ninh, đó chỉ là chút nhất thời; chỉ là thoáng dỗi hờn với cuội đời; chỉ là quá đớn đau sau cuộc chia lìa vĩnh viễn người bạn đời yêu quý… Tôi đinh ninh nghĩ vậy vì tôi biết, con người Hoàng Công Khanh không dễ gì xuôi tay, không dễ gì nhắm mắt, không dễ gì buông bút đầu hàng, ngay trong cả quãng dài bầm dập của cuộc đời.

RA TỈNH HAY RA RUỘNG

Một cảnh - Dân ca

Nhân vật

    Chị Mơ - 18 tuổi, lái đò;
                         Anh Ban - 20 tuổi, trai làng;
                         Anh Sự - chạc tuổi Ban;
                         Cụ Đôi - ngoài 50 tuổi.

Cảnh: Một vùng mới giải phóng. Đồng ruộng cỏ mọc bạt ngàn.
            Bên trái sân khấu là đường xuống sông; bờ đê có mấy lớp dây thép gai còn nhằng nhịt. Phía trong, bên phải sân khấu là nơi địch đóng bốt trước kia, nhân dân địa phương đang phá bốt. 

Tác giả được Giải thưởng Hồ Chí Minh: CÂY BÚT HÀI KỊCH SỐ 1(*)

Hoài Việt
           
Ký họa Lộng Chương
Kể về tuổi tác thì anh hơn tôi vừa chẵn Giáp. Tuy vậy anh không hề coi tôi là bạn vong niên. Tôi biết đó là từ truyền thống đạo lý của người trí thức Hà Nội, xuất thân trong một gia đình khá giả, có địa vị xã hội.
            Anh tên khai sinh là Phạm Văn Hiền. Thời Tây, anh là điều chế viên ở Phủ Toàn quyền, chuyên ngành hóa học - một quan Phán. Nhưng rồi cách mạng nổ ra, quan Phán Hiền nhập vào cách mạng. Từ đó, người ta biết anh dưới cái tên bút danh Lộng Chương. Bút danh này đã được ký dưới cuốn tiểu thuyết phóng sự Hầu thánh, song sau cách mạng thì nó đứng ở trên đầu các vở kịch ngắn, kịch dài nhiều hơn.
            Tôi biết tên anh từ thuở báo Công Dân (tỉnh Nam Định - Liên khu III) cùng với tên các anh Hoàng Quyết, Trúc Đường, Bùi Hạnh Cẩn, Trần Lê Văn… Nhưng, mãi sau ngày hòa bình lập lại tôi mới được làm quen với anh.

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Phóng sự: Công chức(*)

 Thời kỳ ấy, nay chỉ còn là cái bóng mờ!
“Chỉ mong đi học làm Thày Phán / Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò!”
            Đời sống “oanh liệt” của các ông Phán hồi hai ba mươi năm về trước, chỉ còn phảng phất ở trong câu thơ của Tú Xương mà thôi. Thời kỳ ấy các ông Phán cũng chẳng lương cao bổng hậu gì: trước 19p50 rồi sau lên 25 đồng; nhưng giá thực phẩm rẻ, rất rẻ; giá thuê nhà cũng vậy; thành ra các ông được sống ung dung lắm!

NHỠ CHUYẾN TÀU BAY(*)

Kịch một màn

Nhân vật
An                               Công chức ngụy quyền
Lý                               Vợ An
Đốc Dương                Bạn An
Cụ Cả                         Bố đẻ ra An
Bà cụ Cả                    Mẹ đẻ ra An
Và những tiếng động hậu trường
           
Kịch xảy ra ở một căn gác nhỏ, đồ đạc lặt vặt, giấy má vung vãi, mấy cái ghế gỗ tập tang để lỏng chỏng không có hàng lối. Không khí một cuộc dọn nhà, trong cùng chéo góc trái cửa vào buồng trong còn treo một tấm màn cửa màu hồng nhạt hoa đỏ. Bên cạnh một cửa sổ, phía phải là cầu thang xuống đường.

Trợ giúp… ậm ờ!

“Vượt qua thử thách” là một Chương trình giải trí rất bổ ích của Đài Truyền hình Hà Nội. 
Ảnh minh họa

Thông qua nội dung các câu hỏi đặt ra cho người tham gia "Vượt qua thử thách", Chương trình đã giúp khán giả của Đài nhớ lại những kiến thức đã từng biết nhưng bị lãng quên, cũng như học hỏi được thêm nhiều kiến thức phong phú, đa dạng khác về văn hoá, xã hội, lịch sử, âm nhạc, điện ảnh, thể thao...
Thời gian trước, ngoài người dẫn Chương trình và những người tham gia "Vượt thử thách", còn có một Ban Cố vấn để gợi ý cũng như giải đáp giúp cho người tham gia những tình huống khó “Vượt qua thử thách ". Ban Cố vấn đã có những bản đáp án trong tay nên việc "cố vấn" không còn điều gì phải bàn.

LỘNG CHƯƠNG QUA KÝ ỨC VÀ SUY NGHĨ CỦA TÔI(*)

NSND Doãn Hoàng Giang
 Năm 1957
Tôi đứng trước anh như đứng trước một thần tượng.
NVK Lộng Chương và NSND - Đạo diễn Doãn Hoàng Giang
           Anh cao vời, nghiêm nghị như một vị quan tòa. Đôi mắt anh nhìn tôi soi mói và phán xét. Tôi, một cậu thanh niên trẻ măng, còn hôi mùi sữa đang muốn học đòi theo "nghiệp phấn son", đến anh xin thụ giáo. Tôi không biết tôi đã đứng trước mặt anh trong bao nhiêu lâu. Tôi không nhớ tôi đã nói những gì. Và cũng không còn biết mình đã làm bao nhiêu cử chỉ lố bịch, khờ dại, ngớ ngẩn. Anh vẫn nhìn tôi và tôi cảm thấy số phận mình được quyết định qua cái nhìn ấy. Thế là hết! Không còn hy vọng gì nữa.
Anh hỏi tôi:
- Cậu muốn làm diễn viên à?
- Vâng ạ.

Dù cha đã “thác về” nơi xa lắm…(*)

                                                                                  Khóc Cha nhân 100 ngày Người “ra đi”
  
NVK Lộng Chương - 1963
Cha ơi!
            Mẹ vừa “ra đi” tháng 10 năm trước. Nước mắt khóc Mẹ trong con còn chưa kịp cạn, tháng 6 này lại đã lưng tròng rỏ xuống gọi Cha!
            Vẫn biết rằng, phận làm con, chẳng ai tránh được lúc đứt ruột đưa gửi mẹ cha về nơi chín suối; nhưng với con, mỗi hạt đất rơi xuống vùi lấp đi “thể phách” của Cha, thì nỗi đau khôn cùng lại trào dâng, nung nấu thêm trong con khát khao, ước vọng tìm kiếm, sưu tập, để bảo tồn lâu dài khối “tinh anh” của Người.
            Cha ơi! Nhiều chục năm trước, trong sự đói ăn rách mặc thường trực ở mỗi con người trên đất nước này, Cha đã vắt kiệt mình cho cái “nghiệp” mà Người chót “sa chân” tự thuở thiếu thời - “Nghiệp sân khấu”.

Đến thăm Trân(*)

                  Vừa được tin ông ở Nghệ ra
                  Vội đến thăm, ông đã vắng nhà!
                  Đường son khấp khểnh mòn trơ lợi(**)
                  Mà vẫn bon chen thế vậy a?
                                                           II - 1970

 (*) Thơ "Ta - Bạn & Đời", Nxb Hội Nhà văn, 2013.
(**) Ông bạn Trần Huyền Trân rụng hết răng

LỘNG CHƯƠNG - NGƯỜI THÀY LỚN!(*)

NSND - Đạo diễn Doãn Hoàng Giang
NSND Doãn Hoàng Giang
Với chúng tôi Nghệ sĩ Lộng Chương là một nhân cách lớn. Mặc dầu ông không  mở trường mở lớp đào tạo, nhưng hầu hết văn nghệ sĩ ngành Sân khấu Việt Nam đều coi Nghệ sĩ Lộng Chương là người Thày lớn của mình.
Các tác giả thì coi ông là người Thày lớn về nghề viết. Các nhà đạo diễn thì coi ông là người Thày về nghề đạo diễn. Anh chị em diễn viên cũng coi ông là người Thày về nghề diễn. Như thế có nghĩa là, trong con người của Nghệ sĩ Lộng Chương được coi là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố hợp thành.
Tôi có kỷ niệm rất sâu đậm về ông, tại ngôi nhà 47 Hàm Long - Hà Nội. Hồi đó tôi là một thanh niên trẻ măng, nghe đến những tên như Lộng Chương, Đào Mộng Long … tôi coi như là những vị thần thiêng, mà trong cuộc đời mình khó có thể tiếp cận được. Thế nhưng, người anh họ tôi quen biết Nghệ sĩ Lộng Chương, thấy tôi mê đóng kịch, anh ấy bảo: Nếu chú thích, anh sẽ đưa đến gặp ông!

Đến thăm “Điểm tựa” của nhà thơ từng “vẩy bút làm mưa gió”

Bà năm nay tám lăm. Bà nói với tôi, tai vẫn thính. Mắt còn tinh. Đầu óc chưa hề lú lẫn. Chỉ mỗi tội, chân bắt đầu yếu rồi.
Cụ bà Trần Huyền Trân (Hạc Đính, tóc trắng) tại Hội thảo
100 năm sinh Nhà thơ họ Trần
Quả vậy. Bà vẫn còn minh mẫn lắm. Cái dáng ụ ệ của tuổi già không khuất lấp nổi ánh mắt nhanh, cách đối thoại linh hoạt với người đối diện. Khi tôi đến thăm, cánh tay phải của bà vẫn đang phải treo lên cổ, sau lần bị ngã hôm 3.9 vừa rồi, mà bà gọi là “cái hạn”. Ngẫm kỹ, chẳng riêng gì lần này, cuộc đời bà có quá nhiều “hạn” - những cái “hạn” thật nghiệt ngã, chỉ những người có tình thương yêu sâu đậm, có ý chí kiên cường mới vượt qua nổi. ấy thế mà xuất thân, bà là kiều nữ được yêu chiều của cụ Nam hương Bùi Huy Cường - một nhà thơ ngụ ngôn tiếng tăm đất Hà Thành thời Pháp thuộc.

LỘNG CHƯƠNG - NGƯỜI THÀY ĐẦU TIÊN CỦA TÔI

NSND Trọng Khôi
Chủ tịch Hội NSSK Việt Nam
         
NSND Trọng Khôi
 
Tôi cũng như NSND Doãn Hoàng Giang và đạo diễn - NSƯT Lê Chức, đều là những học trò của thày Lộng Chương. Đối với chúng tôi, ông là người Thày đầu tiên về sân khấu kịch nói.
Với riêng tôi, nghệ sĩ Lộng Chương là người Thày đầu tiên, từ những năm 1956- 1957, khi tôi còn học phổ thông, tham gia hoạt động trong Đoàn kịch Công nhân Hà Nội. Sau đó, năm 1960 tôi cùng các nghệ sĩ khác như Trần Tiến, Lê Mai, Đoàn Dũng, Ngọc Hiền, Mỹ Dung, Minh Ngọc, Trần Hạnh… và rất nhiều nghệ sĩ có tên tuổi khác, tham gia khóa học đầu tiên của trường Nghệ thuật Sân khấu. Khi tốt nghiệp được về hoạt động tại các đơn vị nghệ thuật cho đến ngày nay, chúng tôi luôn coi mình là học trò của Thày.
Ai cũng biết rằng, Nhà viết kịch, Đạo diễn - Thày Lộng Chương là người đã sáng lập ra Đoàn Kịch Công nhân Hà Nội, Đoàn Kịch Thanh niên Hà Nội, Đoàn Chèo Cổ Phong… và đó là “nguồn” cung cấp, đào tạo ra cả một thế hệ các diễn viên, NSND, NSƯT sau này của Nhà hát Kịch Việt Nam, Đoàn Kịch Hà Nội, Đoàn Chèo Hà Nội…

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Sương thu mới(*)

 (Nối lời bạn Huyền Sơn)
            Sáng hôm nay, khác hẳn mọi lần, tôi vui vẻ đạp xe trên cầu, lòng phơi phới quá chừng; một sự hân hoan nhẹ nhõm từ đâu đó tràn ngập cả tâm hồn.

           Tại gió hôm nay nhẹ nhàng phơ phất như vuốt ve chăng? Hay tại bầu trời dịu dàng quá, như khóe mắt một mỹ nhân? Hay tại một vài tiếng chim sớm mai còn bỡ ngỡ trong heo may đã đem lại sự hồn nhiên trong trẻo cho lòng tôi?
            Nào ai biết?
            Không, chỉ tại sương thu mới.
          Sương thu phơn phớt, mịn màng, óng ả như làn da nàng tiên nga trong truyện cổ tích, nhẹ lướt trên vừng trán, trên bờm tóc như ủ một hơi mát thấm đượm mà êm đềm.

THÁNH ĐƯỜNG HỎA NGỤC: Hồi thứ ba

                                                             Kịch xảy ra sau Hồi trước 2 tháng

Cảnh nhất
Vào hồi  1 giờ tối, vẫn ở nhà ông Trương.

Mở màn

Sân khấu trống. Ông Trương vẻ mặt đăm chiêu từ phía cửa trái đi ra.

Ô Trương: (Ngó vào nhà trong, hỏi) Hảo có nhà không?
(Không có tiếng trả lời. Ôn quay lại ngồi xuống giường lấy điếu hút. Chị Hảo ra).
Chị Hảo: Thầy ở nhà đấy à? Nhà con có về qua đây không?
Ô Trương: Không. Tao cũng vừa ở đằng cụ Tiên về tìm nó. Lại có việc gì nữa thế?

THÁNH ĐƯỜNG HỎA NGỤC: Hồi thứ hai

Kịch xảy ra vào buổi tối (cách Hồi thứ nhất mười lăm ngày). Vẫn tại nhà ông Trương.

                                                                       Mở màn

Hảo ngồi thu lu trên giường, tay cầm điếu cày, tay vê thuốc, lắng tai nghe…
Tiếng súng máy đổ hồi rất xa. Đại bác dóng một, nổ âm vang đằng xa. Đường đạn rít vu vú trên đầu.
Hảo nhồi thuốc vào điếu, bật lửa, châm đóm hút… 
Hảo: (Lẩm bẩm) Thật là chó cắn ma. Càn cho nhiều vào rồi chết nhân thể. (Đặt điếu tựa chân giường, bước xuống đất, đi về phía cửa ngó ra ngoài).

THÁNH ĐƯỜNG HỎA NGỤC: Hồi thứ nhất

Kịch 3 hồi
  
Nhân vật
Ông Trương Mậm            50 tuổi
     Bà Trương Mậm                    48 tuổi
     Chị Hảo                                  22 tuổi
                          Chị Thủ Điền                   28 tuổi
   Thích                                      30 tuổi
  Bạ Beng                                 40 tuổi
        Cha Xứ                                   45 tuổi     
Chánh quản Phớn                 48 tuổi
                        Bõ già                                60 tuổi
 Lý Trản                                  38 tuổi
 Hảo                                         25 tuổi
Và những tiếng hậu trường

Kịch xảy ra tại một thôn công giáo vùng tạm chiếm, thời kháng chiến 9 năm chống Pháp.
Nhà ông bà Trương, giáp dãy kho nhà Xứ, đã biến thành nơi giam những người kháng chiến.
Phía tường trong cùng, trên cửa sổ nhỏ có cánh che bằng phên nứa, một “sít-đông” gỗ, nơi đặt bàn thờ “Đức mẹ hằng cứu giúp”. Dưới bàn thờ có một bục gỗ cũ.
Hai phía trái - phải: cửa ra sân, cửa vào nhà trong và cửa ra vườn.
Một buổi chiều qua tối.

Khai bút

                                                                                      Gửi bạn Phạm Đình Trọng
                                 Tôi nghĩ thương ông, thương cả tôi
                                 Phấn son đeo lấy phấn son ôi!
                                 Con quan nó vẫn làm quan đấy
                                 Ngõng đếch gì đâu cái khấu đuôi!…

                                            Xuân Canh Tuất - 1970.





Vang bóng một thời: Nhà văn - Nhà viết kịch Hoàng Công Khanh

  
Nhà văn Hoàng Công Khanh
 
Có một cây bút đã cho "chào đời" tới 60 tác phẩm gồm kịch nói, kịch thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, vậy mà còn ít người biết tới ông. Đó là nhà văn, nhà viết kịch Hoàng Công Khanh.
         Người đời ít biết phải chăng vì tác phẩm của Hoàng Công Khanh có phần mờ nhạt? Không ! Nhiều vở kịch, cuốn truyện mang tên ông đã một thời gây tiếng vang không nhỏ trong người xem, người đọc. Năm 1946, kịch thơ Về Hồ của ông đã được Hồ Chủ Tịch khen tặng vì đã bám sát nhiệm vụ cách mạng, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Kịch thơ Bến nước Ngũ Bồ được nhiều đoàn kịch lưu diễn ở Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn trong thời gian dài từ 1953 đến 1958... Tiểu thuyết Đôi mắt màu tím, Vua đen Mai Hắc Đế, Hoàng hậu hai triều Dương Văn Nga, Vằng vặc Sao Khuê, Cưỡi sóng đạp gió,... cũng là những tác phẩm  tiêu biểu của ông được nhiều người trong giới đánh giá cao.  

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Một chuyến đi thật nhiều cảm xúc

Sau bão. Theo các chị đi Nam Định, thăm cô - em út của cha. Thật lâu mới gặp lại.

 
Cô út - Em của Cha, đứng giữa


Chị cả Kế, anh hai Việt, em út Học










Chị Thủy (dâu cả họ Giang), cháu Dự (vợ Minh)
nhặt rau sạch làm quà cho Hà Nội

Chuyến đi khá vất vả. Vất vả cũng tại bởi sự bảo thủ nên dẫn đến chủ quan của ông hàng xóm yêu quý của mình. Nhưng thôi, kết quả tạm ổn. Có lẽ cũng chỉ là chuyến đi cuối cùng có tính chất như thế, với ba chị gái và anh rể.
Xuất phát Hà Nội lúc 6h00. Đến Nam Định chỉ 8h15. Ngồi chơi tại nhà 10b, ngõ 155, phố… nhà cô ruột đến 9h20 xuất phát; để đi về Vũ Xá, Ngô Quyền, Thanh Miện, Hải Dương mà đến tận 12h 40 mới tới nơi, huhuhu, để mọi người ra ngóng vào trông… Lâu lắm, có lẽ từ hồi chiến tranh, mình mới phải đi qua những đoạn đường xuống cấp, xóc đến thót người như cái đoạn đi qua Phù Cừ, Trường Xá (Hưng Yên).
Sau mấy tiếng đồng hồ “giao lưu hai họ” (hihihi), tất cả lên đường với 50 bắp ngô, hơn chục quả mướp, 6 quả gấc, 2 túi to rau cải và rau muống với 3 cân giò (nhiều quá).

Kết thúc 1 ngày đi hơn 200km khá vất vả, về đến nhà là 16h15. Xong!
20/9/2014






Về một nhà viết kịch không chuyên

NVK Bùi Nguyên Cát
Đó là ông Bùi Nguyên Cát. Tôi gọi như vậy, e vừa đúng, vừa sai. Đúng! Vì nghề chính của ông là làm chính trị. Sai! Là vì, nhìn vào khối lượng kịch bản so với quỹ thời gian quá ít mà ông đầu tư vào đó, liệu nhiều người viết chuyên có dám sánh cùng ông!?
Có một ngày tôi đến thăm ông. Qua mấy tháng mới gặp lại, tôi thực sự ngỡ ngàng trước sắc mặt tái xạm của ông. Trong tôi, trào lên nỗi đau khó tả. Cha tôi - nhà viết kịch Lộng Chương, vừa "đi xa", nay nhìn thấy ông - người bạn thân thiết của cha, trong thể trạng sức khoẻ như vậy, xuất hiện trong tôi nỗi lo lắng mơ hồ. Một ngày nào đó, có thể rất gần thôi, tôi e không còn được đến ôm ông, áp má vào nơi trái tim già nua của ông đang dần chậm nhịp đập...
Bùi Nguyên Cát và cha tôi từng cùng học Trường Bưởi (Trường Chu Văn An bây giờ); đã từng rủ nhau viết và đóng kịch ngay khi còn ngồi ghế học trò.

Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Lên đỉnh Phà Nhà(*)

Trên đường đi tuyến lửa - đầu cuộc chiến tranh,
đế quốc Mỹ mở rộng ra miền Bắc - với kỹ sư trẻ nông nghiệp
 Nguyễn Huy Phồn, ở lại Đoàn điều tra rừng Quỳ Hợp

                                                (I)
                Đoàn điều tra rừng xung kích
                            Vượt lên đỉnh "Phà Nhà"… ("Nhà trời")
                            Đỗ quyên trắng toát rừng cây bạc
                            Mây cuộn mênh mông nhường biển khơi