Truyện ngắn Giang Trung Học
Ảnh minh họa |
Đúng
ngày này tròn sáu năm trước, lính thuỷ đánh bộ Mỹ mở cuộc vây quét
triệt hạ cái xóm nhỏ quê em. Vì theo chúng thì, Cộng quân đã mấy
lần xuất kích từ đây, gây tổn thất lớn cho phía liên quân Mỹ và
Chính phủ Cộng hoà. Sớm hôm ấy, lúc đất trời với biển còn dày đặc
sương giăng, lính Mỹ đã bu đặc cả bốn bề xóm vạn chài. Người đầu
tiên chạm trán giặc chính là cha em, khi ông giữ thói quen ra tập thể
dục trên bãi biển vào giờ này. Loạt đạn liên thanh khởi trận liền
xả thẳng vào ông. Tức thời các loại súng lớn súng nhỏ đồng loạt
gầm vang, trút lửa đạn xuống mục tiêu.
Tiếng nổ chồng chéo như pháo ran, sét đánh. Liên tục liên hồi trong suốt nửa giờ đồng hồ. Kế đó là "cuộc lùng sục diễn ra an toàn tuyệt đối, đúng như tính toán của viên chỉ huy trận đánh. Bởi toàn bộ Cộng quân đã bị quét sạch trước sức mạnh phi thường của lửa gang Mỹ. Vậy nhưng, phần đông dân chúng bản địa thoát qua tử nạn. Nhờ vào ý thức của người cầm quân biết hạn chế thương vong cho dân; và, chính người bản địa đã biết xây cất hầm hào phòng tránh tai hoạ từ những năm trước đó". Đấy là một đoạn nội dung cái tin mà đài phát thanh Sài Gòn ra rả loan đi suốt mấy ngày sau.
Tiếng nổ chồng chéo như pháo ran, sét đánh. Liên tục liên hồi trong suốt nửa giờ đồng hồ. Kế đó là "cuộc lùng sục diễn ra an toàn tuyệt đối, đúng như tính toán của viên chỉ huy trận đánh. Bởi toàn bộ Cộng quân đã bị quét sạch trước sức mạnh phi thường của lửa gang Mỹ. Vậy nhưng, phần đông dân chúng bản địa thoát qua tử nạn. Nhờ vào ý thức của người cầm quân biết hạn chế thương vong cho dân; và, chính người bản địa đã biết xây cất hầm hào phòng tránh tai hoạ từ những năm trước đó". Đấy là một đoạn nội dung cái tin mà đài phát thanh Sài Gòn ra rả loan đi suốt mấy ngày sau.
Thật
quá ghê tởm! Đây không phải lần đầu, mà đã hàng trăm lần em nhớ lại
cái tin méo mó bất nhân ấy. Sự thật là, tất thảy người dân xóm vạn
chài chưa một lần giáp mặt Cộng quân lui tới nhà mình. Xóm chỉ có
hơn ba chục mái lá lúp xúp, nép bên một sườn đồi thấp nhỏ, đơn độc,
chơ vơ; cách biệt khá xa các vùng dân cư đông đúc trên địa bàn. Với địa hình
địa thế này, nó hoàn toàn bất lợi đối với bất kỳ một ý đồ quân sự nào. Việc
triệt hạ xóm vạn chài, không thể dùng lời lẽ biện minh, che dấu nổi
dã tâm của giặc. Còn với Cộng quân, trong ý thức người dân, họ luôn
luôn quý trọng. Tuy thế, với miếng cơm manh áo cho sự sống thì, họ chẳng
thể bấu víu được vào đâu, chỉ biết cậy nhờ ở biển cả mênh mông. Cho nên
đối với họ từ bao đời rồi, mọi suy nghĩ lo toan đều không vượt qua khỏi
nghề kiếm cá bắt tôm. Và chưa ai bỏ xóm bỏ nghề, đi tìm kế sinh nhai
nơi phương trời nào khác. Vậy mà thảm họa đã ập xuống đầu họ.
Làm sao
em quên nổi cảnh tang thương xảy ra hôm ấy. Cả xóm không còn nguyên vẹn
một mái nhà. Tất cả đã cháy trụi hoặc đổ nát ngổn ngang. Mặt đất
nóng bỏng, dày đặc hố đạn pháo. Không khí sặc mùi máu thịt đến
ngạt thở. Những người sống sót thì bị dồn đến một nơi trên bãi biển. Nhìn
em cùng bốn cô gái khác bị đẩy xuống tàu giặc, ai nấy đều tỏ lòng
xót thương. Nhưng rồi, khi những cái vẫy tay vừa giơ lên, những tiếng
gào gọi vừa cất lên, tức thời bị dập tắt bởi hàng loạt đạn súng
máy cực nhanh xả vào họ. Trong cơn bàng hoàng xảy ra quá bất ngờ, em
vẫn kịp nhận ra giọng khản đặc của mẹ: "Thanh ơi! Con phải trở
về". Lời dặn ấy ngày đêm đeo bám em với nỗi buồn nhớ thương cha
mẹ khôn nguôi, và hun đúc ý chí quyết sống trong em. Thiếu nó, hẳn em
dám tự vẫn ngay từ ngày đầu bị hãm hiếp trên tàu giặc, giữa biển
khơi lênh đênh.
Từ
đấy, với em, bọn Mỹ không còn là giống người. Nó là kẻ thù, là loài
ác thú. Còn hơn thế nữa! Thì nó mới nhẹ tênh lòng, lao vào bắn giết
hàng loạt người dân vô tội. Mới đam mê thích thú trước trò hiếp dâm tập
thể và hành nhục phụ nữ dã man, ngoài sức tưởng tượng của những ai còn
thiện tính làm người.
Sau ít
phút nhớ về chút kỷ niệm đau lòng xưa, em lau nước mắt, rồi lẹ bước
đi làm. Đang gấp vội, lại bị lũ ngồi lê đầu hẻm chèo kéo quấy rầy.
Cái lũ khốn kiếp từng nói em là "con điếm", nay đua nhau mở
miệng thưa thớt: "Em ơi, vào uống nước mát cùng bọn anh đi",
"Cuộc đời còn dài, chi mà vội vã để tội thân em!", "Sao
em không đáp cho anh vui lòng?"... Như mọi lần, em nghiêm nét mặt,
lặng thinh, lướt qua mặt chúng. Liền đó, một đứa xô ra ngáng đường
em. Đứa khác bưng tới ly cà phê, giọng dẻo quẹo mời. Em lạnh lùng:
"Cảm ơn. Hãy lánh để tôi đi!". "Chỉ cần em nhận uống là
bọn anh lánh đường ngay!". "Nhưng tôi không chấp nhận... Thì
sao?". "Thì... thì... ". Thì từ phía trước, một viên
cảnh sát nệ khệ đi tới. Thấy vậy, chúng thụt vội vào trong quán.
Viên cảnh sát hỏi: "Bọn nó giở trò gì với em?".
"Chuyện vặt giữa đường. Chấp chúng làm chi anh?". "Anh
quan tâm trên cương vị công việc của mình mà". Em tỏ ý biết ơn
viên cảnh sát bằng ánh mắt thiện cảm, rồi cất giọng: "Chào anh.
Em vội đến nhiệm sở".
Em đi.
Từng bước dài uyển chuyển. Và, cặp đùi mới cuốn hút làm sao. Thon
dài. Nõn nà. Thật ăn nhập chiếc váy ngắn em mang. Cả cặp mông, quả
là bắt mắt... Trong tích tắc, viên cảnh sát thấy xao động lòng. Lại
muốn mò đến khách sạn Hừng Đông, chỗ em làm. Để được ôm ấp ngấu
nghiến em. Thú gấp vạn lần nhìn ngắm lúc này. Nhưng... ghét con mẹ
chủ chém giá mắc động trời. Nên một lần, sau khi tận hưởng nhục dục
cả tiếng đồng hồ, khoái cảm lâng lâng như chưa từng gặp ở bất kỳ
người con gái nào, hắn bật ý định
co kéo em chung sống. Em bảo hắn phải cắt đứt vợ ở quê. Điều kiện
như bài toán hóc búa, vượt trên tầm trình độ hắn. Em nhay vành tai
hắn, cười:"Có vậy anh mới cảm thông cái khó khiến em không thể
bỏ nghề này". Hắn lên gân: "Anh bỏ tiền chuộc em, được
không?". Em nhẩm tính, bảo: "Đánh đổi trọn năm năm lương cảnh
sát của anh thì may bà chủ em chịu. Song, còn cái khó ở quê nữa.
Chắc chắn anh không đủ lực vượt cả hai. Tốt nhất là hãy dẹp ý định
ấy đi, cưng! Thỉnh thoảng cầm tiền xả láng thế này, được chưa?".
Hắn ngửa mặt gật gật đầu, ngoan như đứa trẻ. Đang trong cơn hưng phấn,
hắn tỏ ra hào phóng khác thường, boa
em khoản tiền gấp hơn ba lần mọi khi. Em tiễn khách bằng cái hôn
dài nhầy nhụa miệng, khiến hắn suýt ngạt thở. "Để trả ơn khoản
anh boa hào phóng đấy. Anh cứ mở
lòng vậy, thì em khó lánh, phải không?". Hắn nhìn đắm đuối em. Ít
nhất đã một lần em lánh anh. Lần ấy anh ôm con nhỏ quá trẻ, nhưng
nhạt phèo. Còn em thật cuồng nhiệt khác thường, luôn luôn mới. Em để
lại trong anh rất nhiều cảm xúc ấn tượng. Mà chưa dám nghĩ đã khai
thác hết mọi cái khác lạ nơi em. Bỗng hắn bật ra lời: "Anh thực
lòng muốn cứu em rời bỏ cái nghề này. Muốn em chỉ là của riêng anh
thôi. Nhưng sao bất lực, hở trời?".
Em hiểu
ý nghĩ hắn vừa viển vông, vừa ích kỷ, nhưng đích thực là hắn trăm
phần trăm. Ví có thoát nổi cái nghề khốn kiếp đáng nguyền rủa này
thì em cũng bai bai cả nón con
trâu rừng khỏe ngang sức voi ấy. Hắn đâu phải kẻ tâm đầu ý hợp cùng
em. Đừng có nghĩ em ham tiền nên vào nghề đĩ điếm. Nhưng, khi không
thể tránh, em cần khai thác triệt để cái túi tiền của tất thảy bọn
đĩ đực. Như bọn chúng khai thác tấm thân em. Hơn nữa, không biết giở
thủ thuật cuốn hút đàn ông, để mình ế ẩm, sẽ bị chủ trừ tiền công
thẳng thừng. Số phận mình càng khốn khổ, lênh đênh. Thôi thì đã sa
vào chốn lầu xanh, đành xuôi tay chấp thuận vậy. Mỗi người mỗi số
phận mà. Có điều, số phận đâu phải do ông trời định đoạt.
Nếu
giặc Mỹ không đổ hoạ xuống xóm vạn chài thì đời em đâu đến nông nỗi
này. Khi hết cơ hội giữ em trên tàu làm vật tiêu khiển, chúng bán em
cho lũ buôn người. (Nước Mỹ vốn giàu có, ngỡ lũ này không đến mức
cò kè bớt một thêm hai. Hoá ra trước đồng tiền, chúng không khác
hạng dân đồng nát chốn vỉa hè xó chợ). Nơi mua em là cái tiệm ăn
gần một quân cảng thuộc đất miền Trung, không mấy xa quê hương em. Nên
đã mấy lần em bỏ trốn, không thành. Biết khó giữ em lâu dài, lão
chủ tiệm liền đẩy em đến tận Sài Gòn. Lơ ngơ lạ lẫm giữa cái thành
phố rộng như biển khơi, với khoảng cách xa quê cả ngàn cây số, đất
nước lại đang thời buổi chiến tranh, em đành cam phận sống nhớp nhơ.
Nếu cố tình lủi trốn, họ đe biến em thành kẻ thân tàn ma dại, chứ
không cho chết. Mà em đâu muốn chết. Em phải sống để mong có ngày trở
về. Và tìm cơ hội trả thù cho cha mẹ, rửa nhục cho mình.
Sau hơn
ba năm hầu hạ ở Hừng Đông, bà chủ mới yên tâm thả lỏng em từng nấc.
Không cử người kèm cặp mỗi khi em bước ra ngoài khách sạn. Rồi huỷ
quy chế nội trú đối với em. Được ở ngoài khách sạn, em thấy mình gần
với cuộc sống con người hơn. Em càng hy vọng sẽ có ngày trở lại quê
hương. Dù không thể tìm kiếm ra phần mộ cha mẹ, em cũng được thoả
nguyện nỗi mong gặp gỡ người thân, nhất là phía đằng ngoại. Từ xóm
vạn chài đến ngoại - mẹ em nói - chỉ non một ngày đi bộ. Vậy mà trước
nay em không thể tới thăm. Không tới được, chẳng vì có dòng sông ngăn
cách. Là do giặc Mỹ đã nhảy vào đất nước này. Không có Mỹ thì con sông
chẳng bao giờ là vật cách trở Bắc Nam. Mỹ không chỉ là kẻ thù của riêng
em. Nó là kẻ thù của tất cả người dân xóm vạn chài, là kẻ thù của
cả nước này. Phải giết sạch nó đi, tống cổ nó đi, thì lòng người
mới hả. Hết giặc Mỹ, nhất định em phải trở về viếng thăm quê hương nội
ngoại. Dòng sông kia đâu còn ngăn trở bước chân em.
Đừng
nghĩ em an phận với cuộc sống hiện nay. Sài Gòn, chốn phồn hoa nhộn
nhịp, không đủ sức cột giữ chân em. Cột giữ em chính là cái xóm vạn
chài, với sóng biển cùng gió cát vây bọc quanh năm, đời đời. Cột giữ
em là nỗi nhọc nhằn của nghề kiếm cá bắt tôm, với bát cơm trộn sắn
cõng khoai. Tình cảnh người vạn chài xóm em là vậy. Cha em từng kể,
đó cũng là tình cảnh chung của số đông người dân trong huyện, trong
tỉnh nhà.
Mấy năm
qua, tại cái khách sạn Hừng Đông này, dù đã ngàn lần em buông lời
tỏ tình đường mật, ôm ấp ái ân, song thực lòng chẳng có thằng đàn ông
nào đáng để em nể phục yêu thương. Chẳng qua tình thế buộc em phải hành
xử thế. Để tỏ sự ngoan ngoãn tuân lệnh chủ. Và ru êm lũ khách chơi
khốn kiếp kia. Đến với cái khách sạn tàng tàng này, dường như tất
cả đều thuộc đám công chức quan lại lớp trung trở xuống, cùng cánh
thương gia hạng xoàng. Nhưng túi tiền chúng đủ rủng rỉnh để chơi bời
đập phá. Chỉ dựa tiền lương hay lờ lãi chính đáng thì không dễ mấy
ai vung ra nhậu nhẹt, ôm gái luôn luôn. Chẳng qua đấy là tiền ăn đút
lót, tiền từ buôn lậu bán gian mà có. Chúng chẳng mấy khác cánh con
trai, đàn ông ngồi lê đít tối ngày tại đầu hẻm nơi em. Thậm chí còn tồi
tệ quá xá kia. Bởi lũ này đang gánh trách nhiệm cầm cân nảy mực
cái xã hội đương thời. Chứ lũ ngồi lê nơi đầu hẻm chỉ là đám cỏ
dại bên lề đường. Cầm cân nảy mực mà như thế, thì xã hội này sẽ
còn rối loạn, ngập chìm đến đâu. Em trút một hơi thở dài. Cho dù
ruột gan có là sắt là đá cũng phải quặn đau. Vậy sao lũ chúng đam mê
thích thú cái trò ăn chơi sa đọa ấy? Chúng bảo đó là lối sống tiến tiến kiểu
Mỹ. Có phải tiên tiến thật chăng. Hay là một cách nói chơi diễu cợt?
Đang
chìm trong nghĩ suy, bỗng một chiếc xe gắn máy áp sát em trên đoạn đường
đến điểm chờ xe buýt. Và một câu hỏi tung ra: "Anh cần em nửa
ngày, được chứ? Giá mấy? Mà mấy cũng xong. Nào lên xe anh đi!".
Em lặng thinh, không dừng bước. Hắn lẽo đẽo theo em, cà cưa thô bạo
hơn. Em ghê tởm, nhổ nước miếng sang bên. Biết không xong, hắn bực lòng
thốt lên: "Con điếm ra bộ làm cao. Nhẵn trôn ở cái khách sạn Hừng
Đông kia kìa. Cứ tưởng thau là vàng!". Em gắng dẹp nỗi đau, nỗi
giận. Như đã bao lần em vượt qua những xúc phạm - vô tình hay hữu ý -
của người đời. Lời rủa "con điếm" không chỉ hắt ra từ cửa
miệng lũ mạt hạng, cả đời khó chạm nổi da thịt em; còn từ đám quan
lại dẻo mồm nịnh hót tán tụng, ôm ấp em. Làm điếm đối với em xuất
phát từ sự rủi ro của số phận, nên đành tạm thời chấp nhận đó thôi. Còn
đám đàn ông quan lại kia là gì? Đó chính là lũ đĩ đực tự nguyện dấn thân vào
chốn tối đen, phá tán đạo đức; để rồi trước thanh thiên bạch nhật lại to họng
kêu gào đả đảo, triệt phá, xây dựng… Cuộc sống quả là phức tạp quẩn quanh. Phá
phá - xây xây, rồi tới đâu? Nghĩ cho cùng, em thấy chẳng nên trách cứ nhau làm
gì. Còn người đời nghĩ xấu em, bởi chính em đã sa vào cái nghề chẳng
ra gì. Chung quy chỉ tại thằng Mỹ. Chỉ tại thằng Mỹ! Xác định vậy nên
suốt chặng đường ngồi ô tô, em chỉ lo bà chủ quở trách vì đến trễ giờ. Trước
nay, bất cứ trường hợp nào vi phạm quy chế lao động đều bị bà xử lý nghiêm,
không hề châm chước.
Chiếc xe buýt dừng tại bến đậu
trước khách sạn Hừng Đông. Em bước qua cổng, liền gặp ngay bà chủ. Hẳn bà
sốt ruột mong em. Em khoanh tay cúi gập người kính chào bà và sẵn
sàng đón nhận lệnh trừng phạt. Nhưng không. Trên khuôn mặt béo nộn
béo phì đối mặt em, không hề thấy nét cau có giận dữ. Cả cái giọng khàn
khàn vốn dĩ của bà cũng không nặng nề khi nói em trễ bốn mươi ba phút. Không
cả lục vấn lý do vì sao em mắc lỗi. Còn buông ra câu nói lịch sự
rất khác thường: "Cảm ơn em đã tới. Hãy mau thay trang phục để
tiếp khách cho cô. Khách đặc biệt đang chờ em tại buồng 33".
Em không
dám hỏi khách là ai. Chỉ khẽ đáp: "Dạ!". Thầm nghĩ: Sao kêu
là đặc biệt? Một ông giữ chức sắc to hay nhà tư bản lớn. Có thể là
người nước ngoài chăng? Cho dù là ai, tất cả chẳng có gì đặc biệt
hết. Họ cũng chỉ là thằng người. Một thằng đàn ông có tiền, sinh
thói ham gái lạ thôi mà. Mà cái khách sạn này, trước nay đã lần
nào đón khách đặc biệt đâu. Kẻ lắm tiền nhiều bạc, chẳng chịu đâm
đầu vào đây.
Thì ra,
vị khách đặc biệt là tên lính Mỹ. Anh bạn ở phòng tiếp tân mách em.
Tên Mỹ này cùng đơn vị chốt tận chiến trường Tây Nguyên. Hắn được
thưởng năm ngày nghỉ phép bởi đã lập chiến công. Vì thuộc hạng đầu
binh cùng cán - cấp hạ sĩ quan, nên túi tiền hắn không đủ sức đánh
đu với mấy sĩ quan, tại những khách sạn nổi tiếng ở cái đất đô thành
Sài Gòn này. Hắn đành liệu cơm
gắp mắm, nghe theo sự mách bảo của trạm đón tiếp quân nhân chỉ đến
Hừng Đông. Hắn chọn em, không chỉ căn cứ hình quảng cáo trên catalo
của khách sạn. Mà ngay tại trạm quân nhân, hắn đã được nghe giới
thiệu em là một tiếp viên thượng hạng. (Người giới thiệu thuộc dây
mánh làm ăn với bà chủ em). Tuy nhiên, vốn bản tính thực dụng, chắc
ăn, hắn vẫn phải hỏi người giới thiệu đến hai lần: "Cô ta trẻ
đẹp chứ? Giá thuê vừa phải không?", rồi mới chấp thuận đến
khách sạn này.
Nghe
tín hiệu gõ cửa, tên Mỹ lên tiếng đáp: "Come in, please!".
Trước hết và tức thời, khi cửa vừa hé mở, em tặng liền hắn một nụ
cười rõ tươi cùng tiếng chào: "Good morning!". Tên Mỹ đầu
trọc, trẻ măng, giơ vòng tay đón em như đón người yêu tái ngộ sau đoạn
xa vắng dài ngày. Rồi bất cần động tác mơn trớn tỏ tình nào khác,
hắn vật luôn em xuống giường, tự tay lột quần áo em. Chẳng khác con
thú đói tóm được mồi, phải vội ăn sống nuốt tươi ngay. Thì ra tất
cả những tên lính Mỹ đều giống nhau. Thô bạo. Hùng hục. Và dai dẳng
kinh hồn. Em từng chết ngất nhiều lần khi bị chúng hãm hiếp ở trên
tàu. Nay phải tiếp độc thằng trẻ ranh này, em vẫn cảm nhận sự ghê
ghê. Cái ghê bật ra từ nỗi ác cảm căm thù giặc Mỹ chứa chất trong
em. Chúng đã triệt hạ xóm vạn chài em. Đã giết hại cha mẹ cùng biết
bao người dân nơi em. Và huỷ hoại cuộc đời em. Ngay những ngày bị giữ
trên tàu, em từng ước ao một cơ hội giết sạch bọn chúng. Hoặc chỉ
cần giết chết một tên, em sẵn sàng đổi mạng. Trả thù! Ý nghĩ ấy
không bao giờ nguội lạnh, chừng nào em còn nhận thức làm người. Nên
việc để mắt tìm cách phá tàu thế nào, hay cách bắn súng, luôn luôn
là việc em nhập tâm, háo hức. Phá tàu quá khó. Bắn súng sáu (chỉ loại
súng ngắn lắp băng đạn sáu viên) thì dễ ợt. Ngày nào em chẳng nhìn
bọn Mỹ lau súng, tháo lắp đạn, lên cò. Còn với viên cảnh sát, vì
say gái mà đã có lần đưa súng cho em học bắn. Tất nhiên hắn phải
tháo đạn để phòng thân. Nắm chắc cách bắn rồi, em càng thầm mong có một khẩu súng trong
tay.
Sau khi
dốc sức hưởng lạc thân xác em, thằng Mỹ lăn quay ra ngủ. Từ khi sang
Việt Nam, quá nửa năm nay, đây là lần đầu hắn hưởng thụ đàn bà. Lại
là đàn bà khác giống nòi, càng cuốn hút hắn tận hưởng. Dù đã vắt
kiệt mình rồi, hắn còn cố ngoi ngóp bò bám em. Nhưng cái lòng tham
không đáy chẳng thể trợ sức cho hắn nhằm nhò thêm được nữa. Hắn ngủ
rõ say, em xô đẩy, chẳng hay biết gì. Chỉ khác cái thây chết là hắn
vẫn ngáy o o. Ham gái nữa đi! - em thầm rủa. Lại còn nốc rượu say,
nồng nặc đến buồn nôn!
Bất
chợt em nhìn thấy khẩu súng ngắn trong cái túi quân dụng của hắn
ném trên mặt tủ đầu giường. Khẩu súng! Thêm một lần giục giã sự
trả thù bùng lên trong em. Có nên giết chết tên Mỹ này? Nó không phải
đứa mang nợ máu gia đình em, xóm vạn chài em. Mặt mày còn lông tơ
thế kia, chắc đâu nó đã can tội vấy máu. Nhưng nó lập công bằng con
đường nào mà được thưởng phép để tới đây. Chiến công của binh lính Mỹ
trên đất nước này, không gì khác ngoài hành động chém giết đồng bào
mình. Vậy là tội chém giết và
hiếp dâm - hiếp dâm chính em vừa xong, tên này đều mắc cả hai. Tội nó
rõ như ban ngày, không còn nghi ngờ gì nữa. Cũng như sự hiện diện
quân đội Mỹ trên đất nước này, dù núp dưới hình thức nào, cũng không thể bào
chữa hành động xâm lăng của chúng. Chúng đã gieo rắc biết bao tội ác
đối với đồng bào mình. Tất cả bọn chúng đều trở thành quỷ ác,
cần phải trừng trị!
Nghĩ
đến đây, em quyết định dùng khẩu súng của tên Mỹ để hành xử. Giết
tên quỷ ác lúc này, chỉ cần một cây gậy, đập vỡ sọ nó là xong.
Nhưng không, em phải dùng vũ khí Mỹ để trị tội giặc Mỹ. Như thế vừa
hả giận và chắc thắng hơn. Em bình tĩnh lên cò. Thằng Mỹ, mày phải
đền tội. Đất nước này không có chốn bình yên để mày hưởng lạc. Dù
tao buộc phải làm điếm, thì trong ý nghĩ cũng không bao giờ chấp
nhận ăn nằm với lũ xâm lăng ác độc chúng mày. Hãy nhớ, hôm nay đúng
là ngày cha mẹ tao bị lũ chúng mày sát hại, cách đây tròn sáu năm!
Không
hề run tay, em gí đầu súng sát thái dương tên Mỹ, bóp cò. Hai tiếng
súng nổ âm vang căn phòng…
Đăng trên:
- http://newvietart.com/index3.6140.html
- In trong tập Chuyện đời 3, Nxb Hội Nhà văn, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét