Hồi mẹ còn trên thế gian này,
có lần mình hỏi:Bà Lộng Chương - Nguyễn Thị Quy
1940
- Sao bố mẹ lại đặt tên con là
Thắm?
- Tại đến lúc đó, tình cảm bố
mẹ vẫn thắm thiết, nên...
- Thế nhỡ bố mẹ không đẻ thêm được thì sao?
Mẹ cười hiền...
Khi hỏi câu này, thì mình đã
có cậu em rồi, nên chẳng qua là "vặn vẹo" mẹ chút để cười thôi...
Mẹ mình là vậy. Không mấy khi
tranh luận, đối chất với bất kể ai. Phần thua thiệt (các kiểu) luôn nhận về
mình.
Xưa, mẹ phải gánh trên vai một
gia đình đông đúc, hàng chục đứa con, một ông chồng khó tính trong ẩm thực, một
bà mẹ chồng nghiện rượu, chưa đến bữa đã "e hèm" đòi đồ nhắm... Và,
hàng ngày, lại phải tiếp đón, mời cơm không ít bạn bè, học trò (từ muôn nơi)
của chồng đến làm việc, "xin thày chỉ giáo nghề nghiệp", trong điều kiện
nghèo nàn, ốm o của nền kinh tế đất nước giai đoạn chiến tranh; với cái gia sản
được xây đắp bởi "chỉ nhõn" một ông chồng "cày cuốc" bằng
ngòi bút trên những trang giấy đen ngòm nham nháp, hoặc viết tận dụng trên mặt
sau của những bao chè, bao thuốc lá, những tem phiếu thực phẩm... thời bao cấp,
mà lúc nào trên khuôn mặt mẹ cũng rạng ngời nét cười vui vẻ, hiền hậu... mới
thấu hiểu sự VĨ ĐẠI của mẹ kinh khủng đến thế nào!
Nhiều lúc mình lẩn thẩn nghĩ:
Cha được người đời tôn vinh như thế, ờ, cũng đúng. Vì Cha sống cực kỳ hết tâm,
hết sức, hết lòng... với đời, với người, với nghề, với nghiệp...
Nhưng, chắc chắn, cái sự vẻ
vang của Cha sẽ không có, nếu bên cạnh Cha, không có Mẹ...
Đúng như cụ Hà Văn Cầu - GS.
Chèo, nói: "Không có bà Lộng Chương, thì không thể có Nhà viết kịch Lộng
Chương"!
Viva bà mẹ VĨ ĐẠI của con!
Ông bà Lộng Chương - 1941 |
(Vài suy nghĩ lan man nhân
ngày CHÚA ra đời)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét