Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024

Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (3) Thư chú Thy Ngọc

 Tháng 10 - 2002 Mẹ mình về với tổ tiên…

Sau gần 1 năm, Tháng 6 - 2003, Cha mình mới “đoàn tụ” với Mẹ nơi cõi vô cùng…

Nhưng… Mẹ mình chỉ là một phụ nữ, một người vợ, người mẹ, người bà… bình thường… nên sự “ra đi” của mẹ ít được quan tâm rộng rãi.

Còn Cha, người đã quá quen thuộc với công chúng, cả trong và ngoài lĩnh vực sân khấu, thì sự “khuất núi” của Người được truyền thông rộng rãi. Chính vì vậy, chú Thy Ngọc (chú làm việc tại NXB Kim Đồng, một người em thân thiết với Cha mình từ khi hoạt động ở Liên khu III, 1953) khi đó sinh sống tại TP HCM, biết về cuộc trở về cát bụi của Cha; nhưng vẫn nghĩ rằng, Mẹ mình còn sống…


Cha Mình cùng chú Thy Ngọc

CÔNG HÂM - Truyện ngắn, 1-2008, Báo Lao động Thủ đô cuối tuần

Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm

         

Ai cũng gọi hắn là Công Hâm. Mà, phải gọi đầy đủ như thế. Chứ nếu gọi: “Công ơi!” hắn không thưa đâu. Hắn sẽ cho rằng, không phải gọi hắn. Dường như, hắn thật sự tự hào với cái biệt danh “Hâm” được gán cho từ những năm học cấp Ba ấy.

            Hồi ấy, lớp tôi có nhóm học sinh cá biệt. Nói đến từ “cá biệt” tức đích thị là mấy cậu choai chúa trốn học, quên làm bài tập, hay kéo bè phái gây gổ đánh nhau. Công Hâm nổi bật trong nhóm cá biệt còn vì cách ăn mặc, đi đứng. Cái thuở mấy chục năm trước, khi hầu hết mọi người chìm trong sự giản đơn và nghèo nàn của cuộc sống thời bao cấp thiếu thốn xưa, thì hắn đã nghễu nghện dạo quanh trường trên chiếc xe đạp “cuốc” Liên Xô trước đây. Trông hắn thật ngổ ngáo, bặm trợn. Chưa hết. Đi xe đạp “cuốc” nhưng hắn lại vận bộ quần áo nâu sồng, chân xỏ đôi guốc mộc. Rõ ràng là một cách thách thức trêu ngươi mọi người còn gì.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024

Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (2) Thư chị Đoàn Bích Lân

 Chị Đoàn Bích Lân là diễn viên quá quen thuộc với cả gia đình tôi. Chị gắn bó với Cha tôi từ ngày đầu trở về Hà Nội (1954); chị được Cha chọn làm diễn viên của Đoàn kịch Mùa Thu, cùng Cha đóng vở "Đạo đức giả" của Molier do tác gia Vũ Đình Long dịch, diễn viên Đoàn kịch Thanh niên thuộc Thành đoàn Hà Nội, diễn viên Đoàn kịch Hải Phòng... 

Khi biên thư này, chị đang công tác tại Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh.

Thư đề viết ngày 10/12/1996, kết thúc ngày 12/12/1996

Thư chị rất dài, kể nhiều kỷ niệm đáng quý của những người làm nghệ thuật một thời gian khó giai đoạn sau hòa bình (1954), nói về những tình cảm vô cùng thân thiết và quý trọng với một người mà chị gọi "anh Lộng Chương".

Nếu không lưu giữ được những kỷ vật này, thật là có lỗi với TIỀN NHÂN. 

Xin trích một vài đoạn tiêu biểu. (Đã có hình chụp kèm theo).  

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024

Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (1) Thư anh. Huy Thành

 Sinh thời, dấu ấn của Cha  đã để lại tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước, bởi những hoạt động: Sáng tác, Đạo diễn, Hướng dẫn nghề cho học trò, Tham gia thành lập các đoàn nghệ thuật... 

Rất nhiều bức thư của bạn bè, học trò, chan chứa tình cảm của một thời hoạt động gian khó, thiếu thốn nhưng sôi nổi, thấm đẫm tình người và tràn đầy nhiệt huyết... Cha đã giữ gìn,để nay con đang tìm lại và ngồi đọc, rồi lưu giữ như những minh chứng về một con người tử tế, từng sống và cống hiến hết mình cho Nghệ thuật sân khấu - là Cha của con!

Nhiều lúc con ngẫm ngợi: Sao lại phải hao tâm, tổn sức, mất thời gian, để mày mò trên những trang giấy mòng manh, rách nát, con chữ nhạt nhòa này để làm gì? Nên chăng, đặt tất cả vào một giỏ lãng quên và "để gió cuốn đi"...!?

Rồi con lại tự trả lời: Ơ hay, phải đọc chứ! Phải ghi lại chứ! Phải lưu giữ chứ! Chẳng phải, từng chữ trên những di vật ấy, chính là những chứng tích hùng hồn, rõ rệt nhất về dấu ấn cống hiến cho đời của một con NGƯỜI - chính là Cha của con, đó sao???

Vì thế, những ngày này, gái út của Cha, lại đang cặm cụi với những di vật của Cha đấy, Cha ơi...

Con bắt đầu với thư của anh Huy Thành (Tạnh Xá - Thanh Hóa) ạ.