Lộng Chương
TRÊN MỌI NẺO KỊCH TRƯỜNG
Thứ Năm, 24 tháng 10, 2024
KỶ NIỆM 40 NĂM TRƯỚC
Thứ Ba, 15 tháng 10, 2024
Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (4) Thư anh Thế Dương
Một trong những địa phương mà Nhà viết kịch Lộng Chương gắn bó 1 thời gian dài, tận tâm cống hiến tài năng và sức lực của mình, là Thanh Hóa.
Trong một bài viết của mình (Lộng Chương trên một quãng đường tỉnh Thanh-Sách “Kịch Lộng Chương” - Nxb Văn học, 1997), ông Mai Bình (một lãnh đạo ngành văn hóa tỉnh Thanh) đã có những lời gan ruột, khi nói về nhiệt tình của NVK Lộng Chương khi tham gia xây dựng 2 đoàn Kịch và Chèo của xứ Thanh: “Phần lớn, phần nặng cân trong thành quả trên đây là nhờ công lao và sự hi sinh nhiều mặt của ông thầy Lộng Chương. Ngoài đoàn kịch, ông cũng không kém công lao bồi dưỡng nghệ thuật và dàn dựng tiết mục cho đoàn chèo. Có thể nói, mười năm giặc Mĩ dội bom đạn xuống Thanh Hóa thì cũng mười năm ấy Lộng Chương xuất hiện nhiều nhất”.
Chính với cái tâm cái tầm của mình nên NVK Lộng Chương đã có nhiều bạn bè, học trò, “con đỡ đầu” trong cuộc đời hoạt động của mình.
Ps/ Khoảng năm 1988, con gái của anh Thế Dương ra Hà Nội ôn thi ĐH. Và mái nhà của NVK Lộng Chương cũng đã rộng mở (như từng rộng mở với bạn bè, học trò, con cái của các học trò khác) cho cháu ấy có nơi trú ngụ, có những bữa cơm đạm bạc, với tình cảm yêu thương chăm sóc của cụ bà Lộng Chương, để cháu yên tâm ôn thi.
Cũng thật lạ, giai đoạn đó, cuộc sống cực kỳ khó khăn, để lo cho 1 gia đình đông đúc đã là cả 1 gánh nặng; vậy mà cụ bà Lộng Chương luôn phải đón nhận nhiều họ hàng, bạn bè, học trò của chồng, và... đến cả con cái của học trò của chồng, ăn ở trong thời gian dài... mà cụ vẫn nhẹ nhàng, tươi tắn, ân cần hết lòng! Lạ lắm cơ...
Dưới đây là thư gửi NVK Lộng Chương của 1 trong những học trò, “con đỡ đầu” của ông - Học trò Thế Dương (nguyên Trưởng đoàn Kịch Thanh Hóa).
Thứ Tư, 28 tháng 8, 2024
Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (3) Thư chú Thy Ngọc
Tháng 10 - 2002 Mẹ mình về với tổ tiên…
Sau gần 1 năm, Tháng 6 - 2003, Cha mình mới “đoàn tụ” với Mẹ
nơi cõi vô cùng…
Nhưng… Mẹ mình chỉ là một phụ nữ, một người vợ, người mẹ, người
bà… bình thường… nên sự “ra đi” của mẹ ít được quan tâm rộng rãi.
Còn Cha, người đã quá quen thuộc với công chúng, cả trong và ngoài lĩnh vực sân khấu, thì sự “khuất núi” của Người được truyền thông rộng rãi. Chính vì vậy, chú Thy Ngọc (chú làm việc tại NXB Kim Đồng, một người em thân thiết với Cha mình từ khi hoạt động ở Liên khu III, 1953) khi đó sinh sống tại TP HCM, biết về cuộc trở về cát bụi của Cha; nhưng vẫn nghĩ rằng, Mẹ mình còn sống…
CÔNG HÂM - Truyện ngắn, 1-2008, Báo Lao động Thủ đô cuối tuần
Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm
Ai cũng gọi hắn là Công Hâm. Mà, phải gọi đầy đủ như thế. Chứ nếu gọi: “Công ơi!” hắn không thưa đâu. Hắn sẽ cho rằng, không phải gọi hắn. Dường như, hắn thật sự tự hào với cái biệt danh “Hâm” được gán cho từ những năm học cấp Ba ấy.
Hồi ấy, lớp tôi có nhóm học sinh cá biệt. Nói đến từ “cá biệt” tức đích thị là mấy cậu choai chúa trốn học, quên làm bài tập, hay kéo bè phái gây gổ đánh nhau. Công Hâm nổi bật trong nhóm cá biệt còn vì cách ăn mặc, đi đứng. Cái thuở mấy chục năm trước, khi hầu hết mọi người chìm trong sự giản đơn và nghèo nàn của cuộc sống thời bao cấp thiếu thốn xưa, thì hắn đã nghễu nghện dạo quanh trường trên chiếc xe đạp “cuốc” Liên Xô trước đây. Trông hắn thật ngổ ngáo, bặm trợn. Chưa hết. Đi xe đạp “cuốc” nhưng hắn lại vận bộ quần áo nâu sồng, chân xỏ đôi guốc mộc. Rõ ràng là một cách thách thức trêu ngươi mọi người còn gì.
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2024
Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (2) Thư chị Đoàn Bích Lân
Chị Đoàn Bích Lân là diễn viên quá quen thuộc với cả gia đình tôi. Chị gắn bó với Cha tôi từ ngày đầu trở về Hà Nội (1954); chị được Cha chọn làm diễn viên của Đoàn kịch Mùa Thu, cùng Cha đóng vở "Đạo đức giả" của Molier do tác gia Vũ Đình Long dịch, diễn viên Đoàn kịch Thanh niên thuộc Thành đoàn Hà Nội, diễn viên Đoàn kịch Hải Phòng...
Khi biên thư này, chị đang công tác tại Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh.
Thư đề viết ngày 10/12/1996, kết thúc ngày 12/12/1996
Thư chị rất dài, kể nhiều kỷ niệm đáng quý của những người làm nghệ thuật một thời gian khó giai đoạn sau hòa bình (1954), nói về những tình cảm vô cùng thân thiết và quý trọng với một người mà chị gọi "anh Lộng Chương".
Nếu không lưu giữ được những kỷ vật này, thật là có lỗi với TIỀN NHÂN.
Xin trích một vài đoạn tiêu biểu. (Đã có hình chụp kèm theo).
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2024
Chuyên đề: NHỮNG KỶ VẬT TỪ BẠN BÈ VÀ HỌC TRÒ CỦA CHA - (1) Thư anh. Huy Thành
Sinh thời, dấu ấn của Cha đã để lại tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước, bởi những hoạt động: Sáng tác, Đạo diễn, Hướng dẫn nghề cho học trò, Tham gia thành lập các đoàn nghệ thuật...
Rất nhiều bức thư của bạn bè, học trò, chan chứa tình cảm của một thời hoạt động gian khó, thiếu thốn nhưng sôi nổi, thấm đẫm tình người và tràn đầy nhiệt huyết... Cha đã giữ gìn,để nay con đang tìm lại và ngồi đọc, rồi lưu giữ như những minh chứng về một con người tử tế, từng sống và cống hiến hết mình cho Nghệ thuật sân khấu - là Cha của con!
Nhiều lúc con ngẫm ngợi: Sao lại phải hao tâm, tổn sức, mất thời gian, để mày mò trên những trang giấy mòng manh, rách nát, con chữ nhạt nhòa này để làm gì? Nên chăng, đặt tất cả vào một giỏ lãng quên và "để gió cuốn đi"...!?
Rồi con lại tự trả lời: Ơ hay, phải đọc chứ! Phải ghi lại chứ! Phải lưu giữ chứ! Chẳng phải, từng chữ trên những di vật ấy, chính là những chứng tích hùng hồn, rõ rệt nhất về dấu ấn cống hiến cho đời của một con NGƯỜI - chính là Cha của con, đó sao???
Vì thế, những ngày này, gái út của Cha, lại đang cặm cụi với những di vật của Cha đấy, Cha ơi...
Con bắt đầu với thư của anh Huy Thành (Tạnh Xá - Thanh Hóa) ạ.
Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023
VANG ÔNG HÀO - Sản phẩm mang tên một con người
Tính đến nay ông nghỉ hưu đã được mấy năm. Theo quan niệm người đời, nghỉ hưu nghĩa là được an nhàn tĩnh dưỡng sau những năm tháng lao động miệt mài vất vả. Nhưng với ông, thì không! Được biết vừa qua, một lần nữa ông giành Giải Nhất cuộc thi Vang Quốc tế Việt Nam (Best Vietnamese Fruit Liguor Troply), tôi đến để chúc mừng, ông cười bảo: Ôi trời. Đấy là cái nghiệp của mình rồi. Còn sống, còn nhúc nhắc được, thì còn phải nghiên cứu chứ. Suốt đời, mình sống bằng nghiên cứu. Lấy nghiên cứu nuôi nghiên cứu. Lấy nghiên cứu phục vụ cho đời sống dân sinh. Không nghiên cứu thì ngứa ngáy chân tay lắm.
Thứ Năm, 7 tháng 12, 2023
Cái tâm của người con rể (Báo Người cao tuổi, Xuân Giáp Ngọ 2014)
Nguyễn Thị Việt Nga: Viết như một cách thanh lọc tâm hồn! (Báo Lao động cuối tuần, 28/4-30/4/2017)
Giờ đây, thực sự tôi đã coi Nga như người trong nhà; coi Nga là: “Con gái đỡ đầu út ít” của Cha tôi - Nhà viết kịch Lộng Chương. Dù rằng, Cha tôi đã mất hơn 13 năm rồi, và tôi với Nga cũng mới quen biết nhau được khoảng gần 4 năm.
Nguyên do thì…
giản dị lắm. Nhưng… để làm được điều giản dị như Nga đã làm, liệu có mấy ai?
Trước khi quen biết Nga, tôi từng đọc những tản văn, những truyện ngắn, truyện dài, những trang ký của Nga đăng rải rác trên báo Lao động, trên trang nhavantphcm.com.vn. Tôi đọc tác phẩm của Nga, như đọc những sáng tác của người khác, chưa mấy ấn tượng. Đến khi gặp gỡ trực tiếp, hiểu rõ hơn về con người và cuộc sống của Nga, những nhìn nhận trong tôi dần vỡ vạc, thêm yêu quý và ngưỡng mộ Nga; càng trân trọng nhiều lắm cái chất “nhân” đầy ắp trong người phụ nữ trẻ luôn tất bật bằng hành động, luôn ngồn ngộn suy tư trong tâm tưởng, luôn tràn đầy những ý tưởng cho phía trước… là Nga.
Thứ Ba, 5 tháng 12, 2023
Triển lãm 50 PHÁT MINH bởi UKRAINE TRAO TẶNG THẾ GIỚI (2)
Di chuyển bằng buýt, mình đã cẩn thận tra google maps; nhưng đột nhiên thay đổi lộ trình khi hỏi ý kiến ông xã, không ngờ lại cực thuận lợi. Sau khi xuống buýt, chỉ chưa đầy 500m đã đứng trước cổng Đại sứ quán UKRAINE.
Cảm nhận đầu tiên khi bước vào đó là một không khí nhẹ nhõm, dễ chịu. Trưng bày khắp sân là những hình ảnh giới thiệu về 50 PHÁT MINH, với rất nhiều lĩnh vực, được nghiên cứu và ra đời bởi người UKRAINE. Lần lượt xem từng bức tranh giới thiệu, thực sự mình không ngờ, có những vật dụng đơn sơ, cả thế giới loài người sử dụng nhiều thế kỷ nay, và chính mình đã được dùng trong một thời đoạn dài của chiến tranh, lại là chính từ những người UKRAINE sáng chế ra.