Truyện ngắn Phạm Hồng Thắm
Đếm đến bước thứ một trăm linh hai, chân
ả chạm cái bậc dưới cùng của tam cấp nơi cửa cơ quan. Ngày nào cũng vậy, sau
khi bước xuống ô tô, ả bắt đầu đếm. Buổi sáng đếm xuôi. Một. Hai. Ba... một trăm
linh hai. Buổi chiều đếm ngược. Một trăm linh hai. Một trăm linh một. Một
trăm... Một. Thế là chạm cái cột mốc chờ ô tô.
Buổi sáng đếm
xuôi. Một trăm linh hai. Còn hai bậc nữa của tam cấp, tiếp đến là khoảng sân để
xe. Rồi tới chân cầu thang có ba vòng tròn thẳng đứng, đến bậc trên cùng là nhìn
thẳng vào chính cửa phòng làm việc của ả. Nếu đếm cả những bước chân đi qua sân
và chiếc cầu thang xoáy mười lăm bậc để đến ghế ả ngồi, tổng cộng là một trăm
năm mươi hai bước.
Hôm nay, sẽ lại như bao hôm khác. Sẽ vẫn diễn ra một thứ trật tự bất thành văn. Ả cũng sẽ đẩy cửa phòng, bước tới chỗ ngồi của mình. Có hôm, mọi người đã đông đủ. Nhưng có thể, hôm này, còn vắng người nọ, người kia đã đến. Và, hôm khác thì, người kia chưa đến, người nọ đã có mặt. Với ả, điều đó không quan trọng. Có là đơn vị sản xuất đâu mà phải đến đúng giờ, phải bảo đảm đủ tám giờ vàng ngọc. Kể cả hôm nào đó, họp toàn cơ quan, thì vẫn có những người đến muộn. Lẻ tẻ, có kẻ trên môi còn vắt vẻo chiếc tăm tre khi bước vào cửa hội trường. Cơ quan ả là đơn vị hành chính sự nghiệp mà! Đấy là theo cách sắp xếp phân loại của cấp trên. Chứ gọi là gì đi nữa thì bậc lương của ả và đồng nghiệp cũng chẳng khá lên. Lũ trong phòng ả hay đùa, chúng bảo nếu thích thì: hành là chính. Chứ, sự nghiệp là cái cóc khô gì cơ chứ? Mọi người thừa hiểu, họ chỉ có thể thêm thắt vài đồng tiền bèo bọt được “boa từ thượng đế” cho bữa cơm gia đình, khi họ thực hiện cái gọi là “tác nghiệp”. Cũng có khi gặp được một ông khách rất sộp, nhưng nhận “boa” cũng run lắm. Nhỡ ra bị phát giác, mất nghiệp là cái chắc, dù trong đường dây “giúp thượng đế” có cả những ông chóp bu trong cơ quan. Bởi, khi bị phát giác, để làm trong sạch đội ngũ công chức, người ta cho rằng, chỉ những “con tốt” là hư hỏng và họ đem ra thí. Còn cán bộ lãnh đạo, “đó là những con người vừa hồng, vừa chuyên”, sao có thể làm những chuyện đồi bại ấy được!?
Hôm nay, sẽ lại như bao hôm khác. Sẽ vẫn diễn ra một thứ trật tự bất thành văn. Ả cũng sẽ đẩy cửa phòng, bước tới chỗ ngồi của mình. Có hôm, mọi người đã đông đủ. Nhưng có thể, hôm này, còn vắng người nọ, người kia đã đến. Và, hôm khác thì, người kia chưa đến, người nọ đã có mặt. Với ả, điều đó không quan trọng. Có là đơn vị sản xuất đâu mà phải đến đúng giờ, phải bảo đảm đủ tám giờ vàng ngọc. Kể cả hôm nào đó, họp toàn cơ quan, thì vẫn có những người đến muộn. Lẻ tẻ, có kẻ trên môi còn vắt vẻo chiếc tăm tre khi bước vào cửa hội trường. Cơ quan ả là đơn vị hành chính sự nghiệp mà! Đấy là theo cách sắp xếp phân loại của cấp trên. Chứ gọi là gì đi nữa thì bậc lương của ả và đồng nghiệp cũng chẳng khá lên. Lũ trong phòng ả hay đùa, chúng bảo nếu thích thì: hành là chính. Chứ, sự nghiệp là cái cóc khô gì cơ chứ? Mọi người thừa hiểu, họ chỉ có thể thêm thắt vài đồng tiền bèo bọt được “boa từ thượng đế” cho bữa cơm gia đình, khi họ thực hiện cái gọi là “tác nghiệp”. Cũng có khi gặp được một ông khách rất sộp, nhưng nhận “boa” cũng run lắm. Nhỡ ra bị phát giác, mất nghiệp là cái chắc, dù trong đường dây “giúp thượng đế” có cả những ông chóp bu trong cơ quan. Bởi, khi bị phát giác, để làm trong sạch đội ngũ công chức, người ta cho rằng, chỉ những “con tốt” là hư hỏng và họ đem ra thí. Còn cán bộ lãnh đạo, “đó là những con người vừa hồng, vừa chuyên”, sao có thể làm những chuyện đồi bại ấy được!?
Ả đặt chiếc sắc
đeo tay lên bàn. Kéo ghế, ngồi phịch xuống. Mồm thở dốc sau khi đếm nốt những
bậc cuối cùng của chiếc cầu thang xoáy. Mới sáng ra mà đã nóng thế. Cái nóng
thật oi ả. Hôm qua, ả nghe đài báo, đợt nắng nóng này sẽ kéo dài đến cả tuần.
Trước khi lôi hộp trang điểm ra, ả phải đi rửa mặt cái đã. Qua hai chặng ô tô,
da mặt của ả đã nhờn bóng lên.
-
Này,
cho tao mượn cái hộp phấn nâu của mày một tí. Da mặt tao, hơi bị ưa cái màu phấn của mày đấy. Tao quên hộp phấn ở nhà”.
Chưa kịp ngồi
xuống ghế, con “Trước sau như một” đã nhí nhéo mượn hộp phấn phủ má của ả. Mọi
người gọi nó như thế, vì hai gò bồng đào của nó xưa nay như lặn vào phía trong
lồng ngực. Cái áo su chiêng lót mút dày nó mặc, cứ chông cha chông chênh, lúc
bị kéo ngược lên phía trên, khi lại lệch sang một bên, ngó thật tức cười. Nó
biết hộp phấn của ả thuộc loại xịn, vừa được gửi từ Anh về, nên nó tranh thủ xin
xỏ. Chứ chẳng phải nó quên đồ trang điểm ở nhà đâu. Thỉnh thoảng, ả được mấy
đứa bạn gửi tặng quà nhân những ngày kỷ niệm gì đó. Khi cái áo, lúc hộp son,...
Ả nhận quà, vừa vui, vừa thấy tủi. Vui vì bạn bè vẫn nhớ đến mình. Tủi khi ngẫm
thấy phận mình hẩm hiu. Cùng học với nhau đấy mà giờ chúng nó, đứa ở Mỹ, đứa
thì Anh, có đứa tại Canada... Nào ả có kém cạnh gì chúng thời cùng học với nhau
đâu. Đành đổ tại số! Xưa, ả sống theo bản năng là chính. Thích gì thì làm nấy,
chứ có mấy khi tính toán thiệt hơn. Ngay cả lúc chọn cho mình một tấm chồng,
cũng hồn hậu yêu một gã trai, con nhà nghèo khó, bố làm công nhân một nhà máy
cơ khí, mẹ là xã viên hợp tác xã gia công các loại hộp giấy. Tình yêu những năm
cùng học đẹp lắm. Gã học trên ả một lớp, khác chuyên ngành. Chỉ đến khi bước
vào cuộc sống vợ chồng, ả mới té ngửa ra rằng, mọi thi vị khi yêu chỉ là sự
lãng mạn của tuổi trẻ. Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành là cái kiểu kế hoạch hoá
trong mọi gia đình cả giai đoạn dài dài thế hệ của ông bà, cha mẹ và một phần
của đời ả.
Ả đang đưa son
lên môi thì “Vịt bầu” ở đâu lạch bạch vào đến giữa phòng. Con bé có tí tuổi đầu
mà sao ụ ệ thế không biết. “Chị ơi, nhân tiện em quẹt tí son của chị, rồi chị
em mình đi ăn sáng đi”. Con bé này có nước da trắng hồng, nó chỉ dùng một chút
son môi là khuôn mặt đã rạng rỡ lên. “Vịt bầu” được cái xởi lởi chứ không giống
con “Trước sau như một”, chỉ biết “khai thác” của người khác. Con bé ấy, cái
tính keo kiệt đặc sệt trong máu, chưa bao giờ nó mời ai đi ăn sáng lấy một lần.
Ả cùng “Vịt bầu”
xuống đến giữa cầu thang thì đụng gã trưởng phòng. Cái bụng của gã lắc lư, đi
trước chủ đến nửa bước chân. Chiếc thắt lưng trễ gần đến bẹn. Miệng gã vẫn đang
ngậm chiếc tăm. Gã nhòm vào mặt ả: “Này, đi đâu cho theo với”. “Vịt bầu” loé
xoé: “Thế định để cho cái bụng lớn thêm đến cỡ nào hả? Mấy bát phở rồi mà
còn... thòm thèm?”. “Vịt bầu” cạnh khoé gã. Cả cơ quan ả, chẳng ai còn ngạc
nhiên về cái gã “sính của lạ” này. Gã trưởng phòng cười nham nhở: “Thây kệ, cho
nó phát triển tự do, thời buổi dân chủ mà!?”. Nghe hai người đấu hót, ả chỉ tủm
tỉm cười. Cái kiểu “dân chủ” của gã chỉ là đồ giả cầy trong quan hệ trai gái.
Còn trong công việc, ý gã là ý trời, đố đứa nào dám làm trái. Trong cả những
lần chia chác bổng lộc chung của phòng cũng vậy, gã đã bị gọi là kẻ “ăn dày, ăn
cả bít tất”. Với ả, gã cũng luôn tìm cơ hội tán tỉnh. Có lần nhân lúc phòng
vắng vẻ, gã sán lại bên ả: “Này cô em, bao giờ cho anh sang thăm nhà nhỉ. Gớm,
sao mà kín đáo thế?”. Ả đã phải né mặt sang một bên, tránh mùi hôi hám từ cái
mồm với hai hàm răng còn đang dính đầy rau sau bữa ăn trưa của gã. May mà lúc
đó có tiếng lịch kịch đẩy cửa, gã lảng nhanh ra bàn nước. Ả biết, gã tăm ả ghê lắm. Gã cứ nghĩ, chồng chết đã
dăm năm nay, chưa có người chăm sóc có lẽ ả chống chếnh nhiều. Đôi khi, gã bóng
gió đùa lúc đông đủ cả phòng lúc nghỉ trưa: “Đợt gió mùa này về, rét lắm đấy.
Chắc có người ngủ không ngon”. Lúc đó, mỗi người một câu góp chuyện. Riêng ả,
vờ như không nghe thấy, gục đầu xuống bàn ngủ. Lâu lắm rồi, ả tránh không tham
dự vào những câu chuyện không đầu không cuối cợt nhả của mọi người cùng phòng.
Đúng, ả có chống chếnh thật. Nhưng đó là chuyện của mấy năm chồng vừa mất. Theo
thời gian, ả đã cố làm quen với hoàn cảnh mới, phải cố giữ cho được thăng bằng
trong cuộc sống. Bởi, bên cạnh còn có đứa con trai nhỏ. Ả đã phải cố lắm!...
Ả cùng "Vịt
bầu" về đến phòng làm việc đã gần chín giờ sáng. Nắng bắt đầu gay gắt.
Trên bàn ả, một chồng hồ sơ có đến hai chục bộ. Cũng tương đương ngần ấy con
người đang ngồi chật hành lang. Tự nhiên ả có cảm giác khó chịu, ngột ngạt. Giờ
phải ngồi kiểm tra đống hồ sơ đó, không kể quá trình làm, còn tiếp tục có khách
đến xếp hàng, thật không chịu nổi trong cái không gian oi bức nóng nực thế này.
Phòng làm việc của ả chỉ hơn chục mét vuông, bốn người ngồi. Các phòng chức
năng khác cũng không khá hơn. Vì vậy, khách đến xin duyệt hồ sơ đăng ký kinh
doanh chỉ còn cách ngồi chờ ở hành lang. Hôm nọ họp sơ kết công tác quý hai,
phòng của ả bị Sếp phê bình là tiến độ duyệt hồ sơ chậm so kế hoạch đề ra.
Không hiểu, một mình trong cái buồng hơn hai chục mét vuông có máy lạnh, Sếp có
thấu cho tình cảnh làm việc hằng ngày của mấy chục con người dưới quyền mình
không? Đấy là chưa kể, thỉnh thoảng cô thư ký mặc mini zuýp bó chẽn hông của
Sếp lại bê một đĩa hoa quả ướp lạnh vào đó ngồi đến mấy tiếng đồng hồ không
thấy ra.
Ông Sếp này ngồi
vị trí cao nhất cơ quan ả được dăm năm
rồi. Trước đó, ông ta phụ trách phòng kế hoạch ở một quận. Nghe đâu, khi đó ông
ta còn chưa tốt nghiệp đại học, chưa phải là đảng viên. Trong quy hoạch cán bộ của
thành phố, người ta dự kiến bổ nhiệm ông nắm giữ một cơ quan cấp sở. Thế là ông
được chỉ thị, phải cấp tốc lấy cái bằng đại học kinh tế tại chức. Chỉ chưa đầy
một năm, ông đã có cái bằng đỏ chót trong tay. Sau đó, vượt qua mọi thủ tục về
thẩm tra lý lịch, ông cũng được “cấp tốc” kết nạp đảng. Vậy là ông đủ tiêu
chuẩn “vừa hồng vừa chuyên” để khi cần sẽ được ngồi vào vị trí cán bộ chủ chốt
của thành phố. Vợ ông ta, một bà sồn sồn nay đã ngoài năm mươi, trước làm
chuyên trách công đoàn ở một nhà máy thuộc sở giao thông vận tải. Bà ta mất sức
do một lần phẫu thuật u dạ con, nên xin về hưu sớm. Mà cái ngữ, đã mất dạ con
thì chẳng còn gì là hấp dẫn trong chuyện chăn gối, nhưng ghen tuông thì Hoạn
Thư phải gọi là sư phụ. Cứ hôm nào ông Sếp ở lại ngoài giờ làm việc, là nghe
thấy chuông điện thoại phòng Sếp réo liên hồi. Chúng nó bảo, đấy là bà vợ gọi
để kiểm tra chồng. Có lần bà còn đến cơ quan chồng, đòi xem danh sách nhân lực
tuyển vào cơ quan và hạch ông ta: “Tuyển gì mà lắm nữ thế? Bọn con trai chết
hết rồi à?”. Chúng nó còn bảo, có hôm ông Sếp phải họp vào ngày nghỉ, bà liền
theo ô tô đến ngồi lù lù ở phòng làm việc của ông chờ cả buổi, rồi áp tải phu
quân mình về khi tan họp. Ả nghe chuyện, bấm bụng cười…
Quả thật, thiên
hạ giờ vẫn có nhiều người coi liêm xỉ là của hiếm. Những việc bà vợ ông Sếp làm
có khác gì bôi bẩn thêm lên mặt chồng. Vì, chỉ riêng cung cách ông cư xử với
phụ nữ ở cơ quan, cũng đã đủ để người ta nhờm tởm tư cách ông. Vậy mà bà còn
thản nhiên, trơ tráo quệt thêm một vết nhơ lên trán ông ta. Ông Sếp cả ngày ở
cơ quan, kè kè nữ thư ký trẻ kề bên. Ông ta làm trời làm biển gì mà chẳng được.
Liệu bà có đến cơ quan mà ôm chặt được ông chồng cả ngày không? Ngay với ả, ông
ta cũng đã có lần buông giọng lả lơi. Giống như gã trưởng phòng, ông ta cho
rằng, ả đang rất chới với trong cuộc đời cô quả! Cái lũ đàn ông, sao chúng lại
y trang nhau vậy? Nhất là những kẻ có tiền, dường như chúng đều tưởng, hễ là
đàn bà sống độc thân thì muốn làm gì cũng được chắc.
Ả chưa bao giờ
giàu có. Nhưng đồng tiền với ả cũng không quá quan trọng. Tuy ngẫm đến cái
nghèo, nhiều lúc cũng thấy đau lắm. Nhưng nếu bảo ả ngã vào lòng mấy kẻ bụng
to, đầu hói, lắm tiền nhiều của, nhưng mở mồm ra ăn nói với phụ nữ vào loại
“mất vệ sinh” như Sếp Nhất Sếp Nhì ở cơ quan này thì ả cũng vái cả nón. Chồng
mất đã gần năm năm, hai mẹ con qua ngày cũng chỉ bằng đồng lương cán sự ít ỏi
của ả. Được cái, thằng cu rất biết thương mẹ, chẳng bao giờ vòi vĩnh đua đòi
bạn bè. Lại chăm học và học giỏi. Ả chưa một lần phải phiền lòng về việc học
hành của con. Cầu mong qua hai năm tới, nó thi đỗ đại học. Vậy là ả làm tròn
lời hứa với vong hồn cha nó. Tội nghiệp anh ấy, trước khi mất khó khăn lắm mới
nhắm được mắt vì lo cho con trai. Ả muốn con đỗ vào đại học thì mới nghĩ nốt
cho phận mình. Việc ở cơ quan, cứ theo tiến độ chung của mọi người mà làm, miễn
là không ai có thể chê trách, phàn nàn về chất lượng công việc của ả. Mà ai dám
chê trách ả cơ chứ, bởi họ đâu có hơn gì ả. Có những kẻ tư cách còn xa mới sánh
được Chí Phèo. Trong cái bầu không khí chung ấy, ả có gân guốc lên để nhận mấy
cái danh hiệu điển hình tiên tiến, lao động giỏi cũng chả để làm gì. “Lấy nhàn
làm lãi” là phương châm làm việc của ả.
Ả đã soát được
gần hết đống hồ sơ trên bàn. Còn một chồng nữa đang cao dần ở chiếc bàn nhỏ
ngoài hành lang. Muốn dừng lắm rồi. Cái nắng, cái nóng của những ngày này chưa
ốm là may lắm. Mấy “thượng đế” chưa thấy gọi tên mình đang nhấp nha nhấp nhổm
nhòm vào bàn ả qua cái ô cửa nhỏ. Trong số hồ sơ đã kiểm tra, có đến hai phần
ba kín đáo kẹp một phong bì ở giữa những tờ giấy. Ả đều đã đánh dấu và chuyển
cho “Trước sau như một”. Nó sẽ tuỳ mức độ nặng nhẹ của phong bì, để thông báo
cho “thượng đế” về kết quả giải quyết hồ sơ sớm hay muộn. Sự đầy đủ và chính
xác của hồ sơ chưa phải là yếu tố quan trọng nhất. Thiếu gì lý do có thể đưa ra
để biện hộ cho sự giải quyết chậm trễ, nếu xảy ra. Đồng lương còm cõi của công
chức để nuôi miệng còn không đủ, huống hồ cô đơn như ả, phải nuôi một đứa con
đang tuổi ăn tuổi lớn, cùng bao vấn nạn luôn đè nặng vai. Nếu ngoài lương ra,
không có khoản “lậu” từ những chiếc phong bì ấy, liệu hai mẹ con ả sẽ xoay xở
như thế nào để tồn tại, để mà không phải ngả vào lòng những kẻ bất lương. Ả
cũng muốn sống trong sạch lắm chứ. Nhưng giữ cho lương tâm trong sạch lúc này
chẳng khác gì tự sát. Đành phải, nước chảy bèo trôi thôi! Còn việc nhà nước hô
hào cải cách hành chính, tổ chức phòng “một cửa” để tiếp dân, đó là việc của
Nhà nước. Thử hỏi mấy năm qua, liệu đã mấy nơi thực sự cải cách thành công!? Với
đồng lương công chức như hiện nay, nếu cải cách theo đúng nghĩa, thì công chức
sống bằng gì? Vì vậy, lũ bạn ả cười khẩy: Ừ, thì cứ tổ chức “một cửa” đi. Vào
được “cửa” rồi thì còn bao cái “ngách”, bao cái “khoá” nữa, “ông Nhà nước” nào
mà kiểm tra hết được. Ngay cả các “ông Nhà nước” trên cao, cũng thừa biết chẳng
thể sống chỉ với đồng lương, nếu không có bổng lộc của cấp dưới dâng hiến.
Chẳng qua, sự ràng buộc trong xã hội lúc này là một cái nợ đồng lần, một vòng
tròn quẩn quanh tước đoạt lẫn nhau. Đến cái cấp thấp của ả và đồng nghiệp,
chẳng có ai cống, ai nạp, thì đành phải “bóc” của lớp dân đen thôi!
Ánh nắng đã
chiếu mấp mé bậc trên cùng của cầu thang. Lúc này áng chừng gần mười một rưỡi.
Ả chẳng hô nghỉ thì “Trước sau như một” cũng vươn vai ngáp dài mấy cái. Đó là
một thông báo không lời: Mệt rồi, nghỉ thôi! “Vịt bầu” cũng như bị phản ứng dây
chuyền, vừa ngáp, vừa vặn vẹo lưng kêu răng rắc. Mấy “thượng đế” chưa đến lượt
giải quyết hồ sơ thể hiện sự thất vọng ra mặt. Dù còn đến nửa giờ nữa mới hết
giờ làm việc mà họ cũng không dám ỏ ê phản ứng bằng lời. Nếu lên tiếng cự nự,
họ lo khi đến lượt mình, biết đâu sẽ bị “hành là chính”?! Hầu hết đành lẳng
lặng ra về. Chỉ một ông đứng tuổi, nhã nhặn hỏi: “Mấy giờ chiều tiếp tục làm
việc, hả chị ơi?”. Gã trưởng phòng từ đầu giờ ngồi im thin thít góc trong cùng,
lúc này mới lên tiếng, giọng xếch mé: “Thế không nhìn thấy tờ giấy ghi giờ làm
việc à?”. Không biết, từ lúc ăn sáng về, gã đã ngốn hết tờ Thể thao Việt Nam và
An ninh thế giới chưa. Gã hay đọc hai tờ báo này lắm. Việc xem xét hồ sơ, lão
dựa cả vào ba đứa con gái dưới quyền. Khi nào “Vịt bầu” đặt hồ sơ trước mặt,
lão giơ bút, ký đánh toẹt một cái. Thậm chí không nhìn lấy một chữ. Có lần
“Trước sau như một” đứng ngắm gã ký, cười cợt: “Anh ơi, anh ký bán cầu Thăng
Long mất rồi…”.
Khách về hết. Ả
nhìn ra ngoài nắng, nghĩ đến việc đi chen chúc mấy hàng cơm bụi mà ngại. Nóng
nực. Bụi bậm. Bẩn thỉu nữa. Có lần đang ăn tại quán cơm bụi, ả chợt phát hiện
có con ruồi lẫn trong đĩa nhộng. “Vịt bầu” cũng kể, đã từng thấy con mụ chủ
hàng cơm, lén vớt một con dán chết đuối trong nồi canh măng. Riêng cái khăn lau
bát với cái khăn lau bàn, họ dùng lẫn là chuyện thường… Thôi, có lẽ không đi ra
ngoài ăn nữa, bảo chúng nó gọi cơm hộp về ăn vậy. Gọi cơm hộp hay đi ăn cơm đĩa
ở ngoài hàng thì cũng vậy, “sạch” như nhau ấy mà, lại đỡ phải đi.
Mấy chị em ả ăn
gần xong thì gã trưởng phòng cũng vác cái bụng khệ nệ đi vào. Gã sán lại, giọng
sặc sụa hơi bia: Gớm cơm ngon thế, vậy mà không bảo cho đây cùng gọi để ăn với.
Con “Trước sau như một” vênh váo: “Cứ nghĩ là Sếp đi ăn phở cơ. Phở ngon hơn
cơm mà. Bọn này chỉ toàn ăn cơm nguội thôi!”. Ả và “Vịt bầu” phá lên cười, biết
nó cạnh khoé cái thói trăng hoa của gã trưởng phòng. Gã cười khì khì, cốc lên
đầu “Trước sau như một” rồi chui vào xó của gã, loay hoay kê ghế ngủ. Chắc hôm
nay không có “cạ” đánh cờ, chứ không lão lại cắm đầu vào bàn cờ ở phòng thường
trực đến quên cả giờ làm việc chiều.
Vứt ba cái hộp
đựng cơm ra ngoài hành lang, uống nước xong, mấy chị em ả mỗi đứa kiếm hai cái
ghế kê sát nhau. Cũng chỉ cốt có chỗ đặt lưng thôi, còn chân thì gác lên thành
ghế. Ả chưa kịp nằm thì đã nghe tiếng ngáy rõ to của gã trưởng phòng, phun phì
phì qua môi như mưa. “Vịt bầu” lẩm bẩm: “Làm vợ lão này thì đêm nào cũng như bị
tra tấn”. “Trước sau như một” góp chuyện: “Chưa chắc, biết đâu bà ta còn gáy to
hơn?”. Ả bật cười, “Trước sau như một” nói: “Nghe cũng có lý đấy chứ”. Vợ gã
trưởng phòng béo không khác gì gã. Hai cái mông như hai cái rành. Đặc điểm nổi
bật trên khuôn mặt tròn như cái mâm của bà ta là đôi môi, vừa dày, vừa thâm.
Đúng như các cụ dạy, nồi méo úp vung méo! Ngữ ấy, ngủ ngáy to là cái chắc.
Chưa đến một giờ
mà đã có mấy “thượng đế” lục tục kéo đến. “Vịt bầu” và “Trước sau như một"
vẫn ngủ im lìm. Ả nằm suy nghĩ miên man chẳng chợp được phút nào. Mà không ngủ
được thì lại hay đau lưng, ả đành ngồi dậy. Lôi hộp phấn ra, soi kỹ trong
gương, ả thấy hai cánh mũi nhỏ gọn đã lấm tấm tàn hương. Đôi môi mấy năm nay
không có người “chăm sóc” vẫn mọng lắm, ả biết khối kẻ muốn cắn vào đó. Nhưng ả
chẳng dại mà vội vã. Đời người đàn bà như hạt mưa sa. Đã sa một lần rồi, nhưng
hạnh phúc chẳng mỉm cười với ả đến mãn kiếp. Giờ mà ả hấp tấp khéo đi tong đến
hết đời. Thời buổi này, thiếu gì kẻ chỉ thích “chấm mút” chơi chơi...
Mấy người cùng
phòng rục rịch thức dậy. “Vịt bầu” đưa hai tay dụi lấy dụi để đôi mắt còn dấp
dính thèm ngủ. Gã trưởng phòng ngáp một cái rõ to, rồi vươn vai xốc lại quần
áo. “Trước sau như một” cố gục đầu xuống bàn thêm một chút, mới chịu đứng lên
đi ra phía nhà vệ sinh.
Công việc buổi
chiều lại bắt đầu. Vẫn những “thượng đế” kiên trì và nhẫn nhịn. Vẫn những chồng
hồ sơ xin cấp phép nằm trên bàn chờ đến lượt. Vẫn những chiếc phong bì tế nhị
kẹp giữa tập hồ sơ. Vẫn những động tác lần giở của ả, kiểm tra từng loại giấy
tờ trong tập hồ sơ. Vẫn những cái đưa mắt ra hiệu giữa ả và “Trước sau như một”
về những tập hồ sơ có, hoặc không “chất bôi trơn” - phong bì kẹp giữa hồ sơ.
Vẫn cái đầu cúi gằm trên bàn của “Vịt bầu” khi vào sổ những hồ sơ đã qua hai
vòng kiểm tra của ả và “Trước sau như một”. Và, vẫn gã trưởng phòng ngồi im
nhẹm sau cái bàn bề thế, mà chỉ chức danh của gã mới được dùng, để suốt ngày
ngồi đọc báo Thể thao Việt Nam cùng An ninh thế giới và đợi “Vịt bầu” đặt trước
mặt tập hồ sơ, rồi rút bút, ký đánh toẹt một cái.
Kim phút đồng hồ
đã chỉ đến số mười hai. Kim giờ đã chỉ đến số bốn. Còn nửa tiếng nữa là hết giờ
làm việc. Ả đưa tay với lấy tấm bảng thông báo hết giờ, đặt ra chấn song cửa
sổ. Ả lấy lý do, còn tổng hợp lại số hồ sơ đã làm trong ngày, nên phải kết thúc
tiếp nhận hồ sơ. Những “thượng đế” chưa lọt qua được cửa ải của ả, mặt xỉu
xuống như bánh đa nhúng nước. Ả phải về sớm một chút so với giờ quy định, để đỡ
chen chúc vào giờ tan tầm. Nhòm xuống phía cửa ra vào cơ quan, khi thấy “thượng
đế” cuối cùng đi khuất, ả nhanh chóng thu dọn đồ dùng cá nhân. Rồi bước ra khỏi
phòng. Thế là kết thúc một ngày làm việc. Ngày mai sẽ như ngày hôm nay. Ngày
hôm sau nữa cũng vậy. Cứ thế, cuộc sống của ả trôi theo một quy luật bất thành
văn…
Ả bắt đầu đếm:
Một trăm năm mươi hai. Một trăm năm mươi mốt. Một trăm năm mươi... Mười. Chín.
Tám... Một. Ả thở phào, chỉ còn không đến năm phút nữa là chuyến ô tô bốn giờ
hai mươi phút đến chỗ ả chờ. Đang lan man nghĩ đến con trai, bỗng một chiếc xe
con xịch sát hè, ngay trước mặt ả. Ả ngẩng phắt đầu, hoá ra xe của Sếp Nhất.
Ông ta thò đầu ra: Này em, lên xe anh đưa về. Hôm nay anh đi có việc về phía
nhà em. Ả mỉm cười, lắc đầu cảm ơn. Cẩn
thận vẫn hơn. Nhỡ ông ta được đằng chân lại lần tiếp lên phía trên... Mà, còn
bà vợ Hoạn Thư của ông ta nữa chứ, khéo không phải đầu cũng phải tai… bị no đòn!
Vừa lúc đó,
chiếc buýt ả cần đi xịch đến. Ả nhanh chân leo lên xe trước ánh mắt thất vọng
của Sếp trên.
PHT
- Đăng trong Tập Nốt nhạc trầm, Nxb Hội nhà văn, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét