Quang cảnh buổi tọa đàm. (Ảnh: Mỹ Bình/Vietnam+) |
(VOV5) - Nhà viết kịch Lộng Chương sinh năm 1918, mất năm 2003. Ông tên thật là Phạm Văn Hiền, quê ở tỉnh Hải Dương, được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - nghệ thuật năm 2000.
Nhà viết kịch Lộng Chương, người làm rạng rỡ sân khấu Việt Nam. Đây là ghi nhận của các nhà nghiên cứu, phê bình sân khấu, các văn nghệ sĩ, những người yêu mến sân khấu tại tọa đàm “100 năm nhà viết kịch Lộng Chương” do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức chiều 7/1/2018, tại Hà Nội.
NSND Lê Khanh cùng nghệ sĩ trẻ Trương Mạnh Đạt thể hiện vở hài kịch “Quẫn” nhân kỷ niệm “100 năm nhà viết kịch Lộng Chương”. Ảnh: qdnd.vn |
Tại tọa đàm, hầu hết các ý kiến thống nhất rằng những tác phẩm của Lộng Chương một thời đã làm rạng rỡ cho sân khấu Việt Nam. Lộng Chương sáng tác, chỉnh lý, viết lại hàng trăm vở kịch ở nhiều thể loại: kịch nói, kịch hát, kịch rối, hài kịch... Phần lớn tác phẩm của ông đều được sử dụng, in thành sách, các đoàn dàn dựng. Nổi bật là những tác phẩm hài kịch như “Cửa hé mở”, “Hỏi vợ” ... và các vở kịch như “Tình sử Loa thành”, “Ðôi ngọc lưu ly”... Ðặc biệt, vở hài kịch “Quẫn” được đánh giá là một trong những tác phẩm vượt qua sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và trở thành một vở hài kịch tiêu biểu nhất, xuất sắc nhất của sân khấu cách mạng Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét