Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Bảo tàng Văn học Việt Nam cho tôi một tâm thế an yên, tin tưởng!

Tháng 6/2015 Bảo tàng Văn học Việt Nam khánh thành, thì trước đó gần chục năm chúng tôi đã được đón tiếp cán bộ Bảo tàng tại nhà riêng.

Đó là một ngày mùa hạ năm 2007, cũng vào tháng 6. Lúc này thời tiết khá khắc nghiệt. Nóng kinh khủng. Vậy mà 2 bạn trẻ, một nam một nữ đã đội nắng đến với chúng tôi, đến với hương hồn người Cha đã khuất của tôi là NVK Lộng Chương, là bạn Chu Hòa và Phương Hùng. Rồi sau đó, năm 2009, lại có những buổi tiếp xúc gần gũi hơn, thân mật hơn, có thêm bạn Thanh Minh - PGĐ Bảo tàng, để chúng tôi tin cậy đặt vào tay các bạn ấy những di vật quý giá của Cha mình. Những di vật chứa đựng nhiều hoài niệm, thiêng liêng, bất biến trong tâm chúng tôi!

Nhóm SO YOU CAN PAINT - Dù đã bên kia dốc cuộc đời

Một buổi tới làm việc tại Công ty mà bạn Phùng Ngọc Quý làm lãnh đạo, trong câu chuyện vãn, mình buột miệng:

-       Chả hiểu sao tớ lại vào học Bách Khoa. Giờ thấy mình dường như chả dùng được gì những kiến thức đã được học ở đó.

Phùng Ngọc Quý nói:


 -          Tớ lại có quan điểm khác. Dù sau này có làm việc ở bất kỳ lĩnh vực nào, thì Bách Khoa vẫn là nơi trang bị cho mình những kiến thức nền, rất cơ bản để nhìnnhận và giải quyết vấn đề khá chính xác và bài bản. 

Chả hiểu sao, câu nói của bạn mình vẫn luôn nhớ cho đến lúc này…

Thứ Năm, 28 tháng 10, 2021

Dâu hiền... hehe...


Cái thời xa lắc xa lơ đã được tặng thơ, đã được lồng vào thơ một hình ảnh cũng rất "thơ" (nhưng không thực), rồi để đọc, để tự dối mình... rất ghê. 

Ông bạn của chồng, sau vài lần gặp, đã trân trọng tặng "vợ của ông chồng mình", một bài thơ... rất "thơ" cả nhà ạ. 

Giờ đọc, thì cứ bò lăn ra cười, và trong tâm thì... xin hương hồn ông bạn cõi xa vắng... xá cho... 

Đăng lại cho vui, nhân ngồi sắp xếp tư liệu. Thơ được tặng cách đây gần 15 năm cơ đấy. 


Thứ Tư, 27 tháng 10, 2021

Quà nhỏ nhưng... thật thích...

Trong số quà được vợ chồng ông bạn Phạm Thanh Giao tặng, có lọ dầu này năm nay mới lấy ra dùng.

Một đêm nhức chân, mãi không ngủ được, nhớ đến lọ dầu được tặng mấy năm trước, bèn mang ra xoa bóp "ống đồng" với gan bàn chân. Đậy nắp lọ vào, đặt lưng xuống, nhoáng cái ngủ lúc nào chả biết.

Thứ Ba, 26 tháng 10, 2021

Không có tiền thì không được... ốm...

 Có lẽ, nên gọi là: Một cuộc họp chợ thì đúng hơn cả, cho buổi “dã ngoại” ngày hôm nay của mình.

Rất lâu rồi, lần kiểm tra sức khỏe gần nhất của mình là cách đây hơn 1 năm. Thế nên, nhiều điều mới mẻ ở bệnh viện đã làm mình ngỡ ngàng khi đặt chân đến nơi đây.

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

Chị tôi đại thọ! (22/11/2020)

Chị tôi đại thọ!

Ngày chủ nhật đông đúc và thật vui. Con cháu chắt tề tựu, đếm thật đủ, chắc chắn không dưới 50 nhân khẩu. 😁

Mấy chục năm làm dâu họ Giang, tôi chưa từng nghe thấy bất kỳ chuyện bất hoà giữa con cháu của chị. 

Chị cũng chưa từng to tiếng với con cái, nhưng mọi việc trong nhà cứ răm rắp, đâu ra đấy.

Thật vô cùng ngưỡng mộ. 😍

Cầu chúc chị thêm tuổi, thêm khỏe, là chỗ dựa tinh thần, là nơi chốn ấm êm để con cháu quây quần vui vẻ khi lễ ngày tết.

Viva chị tôi!

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Quê hương viếng mộ NVK Lộng Chương (22/6/2019)

Kính thưa Cha Mẹ!

Hôm nay, 22/6/2019 (tức 20/5 âm lịch), trước giỗ Cha đúng 1 tuần, chúng con gồm - trai - gái - dâu - rể cùng các cháu nội ngoại có mặt tại đây, để tưởng niệm ngày giỗ lần thứ 16, ngày cha về cõi Vĩnh hằng.

Cùng dự buổi Lễ tưởng niệm hôm nay, chúng con đã trân trọng kính mời:

Đại diện Đảng ủy xã Thúc Kháng có: Ông Bùi Văn Cường - Bí thư Đảng ủy; Ông Phạm Kiệt - P Bí thư Đảng ủy, CT HĐND xã; Ông Vũ Đức Thoại - Chủ tịch UBND xã; Ông Bùi Quang Sơn - CT MTTQ xã. Và, các vị đại diện của một số ban ngành, đoàn thể trong xã.

Đại diện thôn Châu Khê có: Ông Phạm Duy Cơ - Bí thư Chi bộ; Ông Phạm Đình Hưng - Trưởng thôn. Và, đại diện các đoàn thể của thôn đều có mặt.

Thứ Bảy, 16 tháng 10, 2021

Những hình ảnh đẹp đáng nhớ Ngày kỷ niệm NVK Lộng Chương tròn 100 tuổi tại Nhà hát Lớn 7/1/2018

NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội NSSK VN (ngồi giữa),  PGS. TS Trần Trí Trắc (ngồi bên trái)
 
NSƯT Trần Minh Ngọc - Hiệu trưởng Trường SKĐA Tp HCM (ngồi bên phải)
NSƯT - Đạo diễn Lê Chức (phát biểu)

Thứ Bảy, 9 tháng 10, 2021

Cái cốc của "anh Gorbachev"

 Vui thật, “ông hàng xóm” rót bia vào cái chén uống nước chè cho vợ. Chén này mình đem về từ Liên xô (cũ) cách nay 36 năm về trước.

Có lần ổng nói: Những k niệm của em, anh sẽ giữ cho đến khi nào, nếu chưa “ra đi”, thì cũng là hết ý thức tinh tường thì thôi. Hi...

Thế mà chính mình nhiều khi, nếu ổng không moi ra, cũng chả nhớ có những cái “kỷ niệm” này nữa. Huhuhu...

Với cuộc sống giờ, những “kỷ niệm” này chả là gì. Nhưng gần 40 chục năm trước, mang được về Việt Nam từ LX (thời anh Gorbachev), là cả kỳ công đấy, cả nhà ợ...

(Bài đăng fb 29/4/2021)

Thứ Tư, 6 tháng 10, 2021

Nhất Zợ nhì giời...

Nhìn “ông hàng xóm” lúi húi lau quạt, lại đúng ngày nóng kinh hoàng, xót ruột nói:

- Khổ, U90 rồi mà phải tự làm thế kia… giá có con cái ở bên…

Ổng thủng thẳng:

- Nó ở bên mà có tiền, chắc lại thuê người làm…

- Có lẽ thế thật. Ấy nhưng mà, vợ mà bảo gì, thì lại cum cúp làm ngay. Các cụ xưa nay thánh thật, không có dài dòng chi hết: Nhất vợ nhì giời! Nhõn 4 từ mà đúng thế. Không chệch đi đâu được.

Ổng vẫn thủng thẳng, rõ từng từ một:

- Thì… suy… từ… mình… mà… ra…

Haha… cười rung rún… nhưng mà… cấm cãi được một từ nào.

                                                                                                                    Ngày nắng nóng 18/6/2021


Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Đến NXB Sân Khấu nộp lưu chiểu Sách Cha

Sáng nhảy tacxi đến NXB Sân khấu để làm việc, hạ kính xe nói với anh bảo vệ: Anh ơi, em T con bố Lộng Chương  đây. Em chở đồ hơi nặng, cho em đưa xe vào chân cầu thang nhé.

Nhận sách Cha đúng NGÀY CỦA CHA

Bài này đưa từ 20/6 (Ngày của Cha), nhưng rồi phải ẩn vì cần chờ nộp lưu chiểu 10 ngày mới được phát hành. Vậy nên giờ mới cho “em nó” ra mắt. Xin được trình diện cả nhà!

Đúng ngày này - NGÀY CỦA CHA (20/6) - vợ chồng Út và gái Út ít đã thực hiện thành công “mưu đồ” được “ủ” từ mấy năm trước. Tập sách: Nhà hoạt động sân khấu LỘNG CHƯƠNG - Sống để cho đi! đã hoàn thành.

Chúng con xin thành kính dâng lên hương linh của Người. 

Xin phép các nhà lãnh đạo, quản lý ngành Sân khấu, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, lý luận phê bình… những người đã dành tình cảm yêu kính Cha chúng tôi, thể hiện trong bài viết tại Tập sách này, được trân trọng kính tặng trong thời gian sớm nhất!

20/6/2021

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Đi Aeon trước lúc dịch căng 5/5/2021

Dịch Covid giờ quanh năm suốt tháng, chả nhẽ cứ đóng cửa ngồi nhà. Mà đã sống thì nhu cầu tối thiểu về ăn uống phải đủ để tồn tại nên phải “chiến” thoai.


Chỉ còn nhõn việc, là cố gắng bảo vệ mình tối đa, bằng mọi cách: Đeo 2 khẩu trang y tế, dù rất khó thở. Lọ nước rửa tay thường trực trong túi, liên tục xoa vặn vẹo bàn tay ngón tay. Đứng cạnh mấy chàng không đeo kt, lại còn ho hắng, nhổ bọt lung tung, là phải tránh cho xa...

Lúc này, chả ai giúp được mình, kể cả những ng thân nhất!

Thế thoai…           

(Aeon 5/5/2021)

Nghề dọa vợ!?

Nhìn con bé ngấu nghiến xúc đồ ăn, mềnh thích thú:

- Ối, con bé ăn hăm hở ngộ chưa kìa.

- Anh hơn 8 "sọi" còn hăm hở nữa là...

Mềnh ngớ ra chút, òi bật cười tồng ý:

- Đúng xật! Mỗi khi măm IEM thấy "người iu" hăm hở hơn cả nhóc kia.

Ổng lại dọa mềnh:

- Khi nào hết hăm hở măm, là chuẩn bị leo tàu về ga cuối đới...

Hêhhe... lại "bổn cũ soạn lại"; chuyên nghề dọa vợ phải ở một mềnh. Hic...

- Còn lâu mới thoát khỏi tay IEM... Nhá!

Câu chuyện ngày 2/11/2018


Tặng a Lê Tiến Thọ đĩa thu âm vở Tuồng TÌNH SỬ LOA THÀNH

 Thía là IEM xong lời hứa với ông anh roài đấy nhá.

Mang đĩa ghi vở Tuồng Tình sử Loa Thành (tác giả Lộng Chương) nhờ được thằng cháu Trần Hiếu (ĐTNVN) sao giúp, đến tặng xong ông anh mà nhẹ cả người. Hì...

Sách NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG - SỐNG ĐỂ CHO ĐI!

Đây rượu, đây trà, đây sách Cha

Lễ bạc - tâm trong, vậy thôi mà!

Chín suối nơi ấy, Cha cười mỉm

Nhắp ngụm rượu thơm, cất tiếng: Khà…

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2021

Lời cuối sách “Lộng Chương - Sống để cho đi!”

Thưa Cha,

 Ngày đưa tiễn Cha về cõi vĩnh hằng, trong Điếu văn do NSND Nguyễn Trọng Khôi - Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, đọc tại Lễ truy điệu, có câu: “Vĩnh biệt ông, giới sân khấu luôn nhớ về ông, một con người tâm huyết, một tấm lòng trăn trở với cuộc đời, một tâm hồn yêu thương nâng niu đồng nghiệp; vẫn nhớ về ông, một tài năng lớn, một nhân cách lớn, một người Anh, một người Thày lớn.


Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

LỜI CẢM ƠN CỦA GIA ĐÌNH

Kính thưa quý vị

Hôm nay, nhân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Cha tôi - Nhà viết kịch Lộng Chương, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam kết hợp với gia đình tổ chức cuộc Tọa đàm này, để chúng ta cùng nhau tưởng nhớ về ông; tưởng nhớ về một con người đã dành cả cuộc đời mình để làm tất cả những gì liên quan đến nghệ thuật sân khấu nước nhà; với kỳ vọng nền nghệ thuật sân khấu Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh.

        

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT
NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG VỚI TÔI

                                                                                                    NSND Bùi Thanh Trầm 

                                                                                                Chủ tịch Hội NSSK Hà Nội 

(…)

Nhà viết kịch Lộng Chương - Cây đại thụ của sân khấu nước nhà, đã có nhiều đóng góp lớn trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Nhiều vở kịch ngắn và bài tấu của Ông đã theo chân chúng tôi phục vụ kịp thời các chiến sĩ trên mâm pháo phòng không tại Hà Nội. Bản thân tôi còn được đóng nhiều vai trong các vở chèo của Ông. Trong vở “Đôi ngọc lưu ly”, tôi vẫn nhớ như in cái đoạn Thị Phương khoét mắt cứu mẹ chồng. Thấy tôi loạng choạng đứng dậy dắt mẹ, Ông bảo: Không được! Lúc này Thị Phương đang rất đau đớn, phải gục xuống chứ. Thị Phương có còn mắt đâu để mà dắt mẹ đi. Từ đây, chính bà mẹ mới là người dắt con dâu… để vào bài Vãn theo đó. Thế mới đúng với tình huống.

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

VÀI KỶ NIỆM VỚI NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG


Tác giả Ngọc Thụ

m 1974 tôi mới trực tiếp gặp Nhà viết kịch Lộng Chương lần đầu. Trước đó, tôi đã được xem một số vở kịch của ông. Và, khi còn là diễn viên đoàn Kim Phụng, tôi từng thủ vai phụ trong vở “A Nàng” của ông.


Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

Trần Hoạt và Trần Lực

DỰNG QUẪN CỦA LỘNG CHƯƠNG(*)

                                                     
                                                PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái

                

                                                             

 Quẫn, hài kịch sáng giá nhất của Nhà viết kịch Lộng Chương, đã được hai đạọ diễn dàn dựng thành công, dù giữa họ là khoảng cách tuổi tác rất xa. Đạo diễn - NSND Trần Hoạt dựng Quẫn cho Nhà hát Kịch VN - năm 1960, công diễn hơn 2000 đêm. Đạo diễn NSUT Trần Lực dựng Quẫn cho sinh viên trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội tham gia Liên hoan Sân khấu Hà Nội lần 2 - năm 2016; Trần Lực đoạt Giải Đạo diễn xuất sắc nhất, vở diễn Quẫn đoạt Huy chương Bạc…

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

TÔI VÀ KỊCH BẢN "CỬA MỞ HÉ" CỦA TÁC GIẢ LỘNG CHƯƠNG

NSƯT - Đạo diễn Lê Chức
PCT Hội NSSK Việt Nam 

Cuộc chiến ấy trong “Cửa mở hé” mới là phần đầu khúc dạo của sứ mệnh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Lộng Chương chọn gia đình Giáo sư Tòng làm môi trường của chuyện kịch. Và, cửa ra vào nhà Giáo sư luôn đóng kín ngày đêm. Theo ý tác giả thì, cái sự “đóng cửa, khép lòng” tránh giao tiếp với chính quyền và xã hội đương thời, không chỉ là đặc trưng không gian kịch, mà còn là đặc trưng cá tính của nhân vật kịch.

Con trai cả của Giáo sư Tòng là Đại tá Bách, tỉnh trưởng.

Con trai thứ là Trung úy Quân lực cộng hòa Nguyễn Thế Kỷ, trí thức “sinh nhầm thế kỷ”, tâm trạng luôn trong bế tắc và ngạt thở.

Có cả cố vấn Mỹ của CIA trong chuyện kịch.