Tháng 6/2015 Bảo tàng Văn học Việt Nam khánh thành, thì trước đó gần chục năm chúng tôi đã được đón tiếp cán bộ Bảo tàng tại nhà riêng.
Vài câu vậy để thấy rằng,
sự ra đời của Bảo tàng Văn học đã cho chúng tôi một lựa chọn, đến lúc này và chắc
chắn về lâu dài, là vô cùng đúng. Đó là lựa chọn Bảo tàng để chuyển giao, trao
gửi những di vật thiêng liêng của Cha mình, với tâm thế an yên, tin tưởng.
Từ khi Bảo tàng đi vào hoạt động, chúng tôi luôn tổ chức những cuộc thăm quan, để tưởng nhớ, ôn lại những kỷ niệm về Cha cho con cháu. Được sự ủng hộ nhiệt tình của lãng đạo Bảo tàng, năm 2019 chúng tôi còn mời cả các cấp chính quyền và bà con quê hương Châu Khê, Thúc Kháng (Bình Giang, Hải Dương) tới thăm quan và tưởng niệm vào ngày Cha tôi "đi xa".
Cán bộ nhân dân quê hương Châu Khê, Thúc Kháng (Bình Giang, Hải Dương) của NVK Lộng Chương chụp ảnh lưu niệm tại Bảo tàng Văn học Việt Nam (26/6/2019) |
Với tôi, mỗi khi bước vào Bảo tàng, luôn có cảm giác gần gũi, ấm áp, thân thuộc… Có lẽ, đó là bởi cách sắp đặt về nội dung, trang trí về hình thức đều bài bản, thân thiện, có thẩm mỹ và rất khoa học chăng? Còn tại nơi lưu giữ di vật của Cha trong Bảo tàng, tôi luôn cảm giác Cha mình đang ở đâu đó, rất gần bên tôi…
Một vài suy ngẫm về Bảo tàng Văn học Việt Nam trong ngày cuối tháng 30/11/2021, nhân được đến và làm việc với các bạn cán bộ nơi đây. Rất yêu các bạn!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét