Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Tọa đàm 100 năm Nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2018)

GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VHNT

 

LỘNG CHƯƠNG - CON NGƯỜI KỲ DIỆU(*)

                                                                                    PGS.TS. Trần Trí Trắc

 

Ngày 5 tháng 2 năm 1918, ở phố Hàng Bạc, Hà Nội, đã ra đời một công dân mang tên Phạm Văn Hiền, có quê gốc tại thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Dịp ấy vào mùa Tết Đinh Tỵ, tri xuân, rét ngt, gió hun hút Cái tên Hin y được b m đặt cho có ngun gc t bn tính sơ sinh: ít khóc, cho ăn thì ăn, cho ngủ thì ngủ, không thích vòi vĩnh…

   Phạm Văn Hiền lớn lên thành anh Phán với công việc điều chế hóa học trong phòng thí nghiệm của Sở Thanh tra Nông Lâm, thuộc ở Phủ Toàn quyền thời Pháp. Nhưng anh Hin không thích nghiên cu ngô khoai lúa hay rng xanh núi cao, mà thích thế s vi đời, để thành nhà báo - nhà văn - nhà thơ - nhà hot động sân khu ca người lập ngôn.

   Lộng Chương - là tên gn vi cuc đời văn chương ca Phm Văn Hin, phi chăng mang ý nghĩa từ lời thánh hiền: “Nam giả lộng chương, n gi lng ngc”? Hay là “tiếng cười lng c nghìn chương? Dù ý nghĩa ra sao thì Lộng Chương đã đi vào lịch sử sân khấu Việt Nam và khắc sâu vào trái tim bè bạn…

   Phải chăng, khi Phạm Văn Hiền mới 6-7 tuổi, ngồi dưới hố nhắc vở, xem bác ruột mình diễn kịch của Molie, đã thành thiên mệnh cho Lộng Chương thành ngh sĩ, và ngh thut sân khu Vit Nam đã tạo dựng lên một chân dung Lộng Chương k diu?

   Kỳ diệu thứ nhất - Lộng Chương không h được hc trường ngh thut sân khu nào, không có mt văn bng chuyên nghip nào v ngh sân khu, thế mà ông đã trở thành nhà văn, nhà thơ, nhà báo, tác gi, đạo din, din viên, nhà nghiên cu, nhà sưu tm - kho t - chnh lý - viết lại chèo cổ, nhà sáng lập nhiều ban kịch cùng nhiều đơn vị nghệ thuật chèo, kịch, cải lương; ri làm thy, làm c vn cho nhiều nghệ sĩ trẻ trưởng thành; và là Thường v Hi Ngh sĩ Sân khu Vit Nam t ngày đầu thành lp đến năm 1979 (22 năm). Ông là người toàn tài, đa năng và được Đảng, Nhà nước, gii sân khu kính trng, tha nhn, với Huân chương Độc lp hng Ba (1988) và Gii thưởng H Chí Minh (2000) v Văn hc Ngh thut cao quý. Phải chăng đây là năng khiếu bẩm sinh với tình yêu sân khấu nồng nhiệt bẩm sinh, đã đưa Lộng Chương tới đỉnh vinh quang bất cần bằng cấp nào?

   Kỳ diệu thứ hai - Kịch bản của Lộng Chương ch yếu được ghi trên nhng vỏ bao chè: Hồng Đào, Ba Đình, Thanh Hương, và trên các vỏ bao thuốc lá: Thăng Long, Điện Biên, Hoàn Kiếm, Tam Đảo, Tam Thanh, Đrao… thế mà có tới 140 tác phẩm dài ngắn, gồm nhiều thể loại kịch khác nhau. Trong số đó có Quẫn, A Nàng, Cửa mở hé, Quẫy, Đôi ngọc lưu ly, Tình sử Loa thành… còn đẹp mãi trong lịch sử sân khấu Việt Nam. Nếu ở Nga có Gogol, chỉ cần một Quan thanh tra đã làm ông bất tử; thì ở Việt Nam cũng chỉ cần một Quẫn thôi cũng đủ để Lộng Chương sống mãi. Ở đây, Lộng Chương đã tìm thấy con đường đi của kịch nói Việt Nam bằng cách kế thừa sân khấu chèo của dân tộc. Phải chăng đây là chân lý cho người ngh sĩ tài năng không cn điu kin nào c mà vn có th to ra nhng tác phm bt h?

   Kỳ diệu thứ ba - Lộng Chương không phi đảng viên cng sn. Phi chăng vì ông đã khai trong lý lịch là tiểu tư sn? Hay dáng v b ngoài ca ông để ria mép con kiến kiu tài t xi nê, tóc phi lô chi p, đeo kính mt to gng, dung mùi xoa trng phng phiu thm m hôi, hút thuc lá bng píp… và hay ung rượu? Khác bit qun chúng quá! Dù không phi là đảng viên cộng sản, nhưng Lng Chương đã đi theo Đảng thực lòng. Ông cùng cả nhà ông đều là cán bộ cách mạng (ba cán bộ cỡ Trưởng  ty văn hóa, nhiu con cháu là sĩ quan cao cấp trong b đội và công an). Hơn na, nhng tác phm sân khu ca ông dù ngn hay dài, là chèo hay kch nói… đều bám sát cuc sng chính tr và đấu tranh quyết lit vi cái sai, cái xu, cái ác, cái thp hèn, lc hu, theo quan đim  đường li văn hóa - văn ngh ca Đảng. Đặc biệt, trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, ông đã băng băng “trên từng cây số” bằng xe đạp, qua bom rơi  đạn nổ, để đến các đơn vị nghệ thuật của Hà Bắc, Hưng Yên, Hi Dương, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình… để đạo diễn kịch và gây dựng phong trào văn nghệ cho địa phương. Ông được các nghệ sĩ đương thời mệnh danh là “người ch trò” vì luôn đi đầu tìm kiếm, đề xuất giải pháp để giải quyết mọi khó khăn nhằm đưa sự nghiệp sân khấu không ngừng phát triển. Do đó, anh em, bè bạn còn gọi ông là “người ca bn phương, bn ca bn phương”…

   Phải chăng, đây là triết lý: danh đảng viên không quan trọng bằng nhân cách đảng viên? Lộng Chương đã mang nhân cách đảng viên, như Gorky được Lênin gọi là “người ca Lênin, người ca Bônsêvich. Vì thế, Lng Chương được nhiu đảng viên chân chính và anh chị em hoạt động trong ngành sân khấu kính trng, hc tp, noi theo. PGS. Hà Văn Cu - người hoạt động sân khấu cùng thời với Lộng Chương từng nói: “Đ ai phát hin mt s lch lc nào Lng Chương v tin nong, đàn bà và ý thức kỷ luật trong suốt cuộc đời ông!”. Câu nói đó là bằng chứng cụ thể khẳng định nhân cách cao đẹp của Lộng Chương. Lộng Chương cao về tài năng và tinh thần phục vụ cách mạng, đẹp về nhân cách sống, nên tên ông đã thành tên của một con đường ở Thành phố Hải Dương…

   Kỳ diệu thứ tư - Ngh sĩ Lng Chương không giàu, nhưng đã sống thật “cởi lòng cởi dạ”. Ngôi nhà 47 Hàm Long - nơi ở của cả gia đình ông, đã như nhà tp th ca ngh sĩ bn phương. Ai đến dăm ba ba na tháng c t nhiên ăn ng, min phí. Có khi c ba gian hai chái và sân trước nhà đều đầy cht bn bè. Nếu ch tính lượng nước đun sôi để khách ung thôi cũng đã tốn bao tiền củi lửa, giữa cái thời đất nước mình phải gồng sức vượt cảnh sống đầy khó khăn thiếu thốn. Vậy mà ngôi nhà ấy lại từng là văn phòng của Đoàn Chèo Cổ Phong, và là “giảng đường” của bao thế hệ học sinh các nơi về tụ hội học hành làm nghề sân khấu trong suốt nhiều năm trời đằng đẵng. Ngôi nhà ấy phải chăng đã may mắn nằm đúng huyệt của mảnh đất thiêng, nên đã tạo ra anh thanh niên Phạm Văn Hiền thuở nào, để sau này trở thành một Lộng Chương rt hin, và là người nhóm la tình yêu sân khấu” cho thiên hạ?

   Kỳ diệu thứ năm - Lộng Chương hin nhưng lại trung thc, thng thn. Ông ghét nói ly lòng cấp trên, ghét nói sai sự thật; nên đã từng làm cho ai đó xấu hổ, ngại ngần khi tiếp xúc với ông. Tôi nhớ cái lần Viện Sân khấu mở cuộc tọa đàm về vở chèo Vòng phấn Capcadơ ca Nhà hát Chèo Trung ương, Lng Chương đã nói thẳng băng rằng: “Có gì phải bàn, đây là cuộc tình của hai kẻ hấp hối. Vì tự sự Bertol Brech ở Đức đang hấp hối và Chèo của ta cũng đang hấp hối đấy thôi!”. Mọi người dự tọa đàm (trong đó có GS-NSND Trần Bảng và GS-TS Thứ trưởng Đình Quang - là những người chủ trương dùng Chèo để diễn kịch Tây) cùng cười đau xót. Bởi Lộng Chương nói đúng quá! Và cái sự quá đúng của ông đã làm cho không khí cuộc tọa đàm chùng hẳn xuống.

   Mặc dù Lộng Chương sng thng thn, trung thc, nhưng ông không bao gi cô đơn. Rất nhiu bn bè, anh em vẫn qun t xung quanh ông. Ngôi nhà 47 Hàm Long của ông vẫn ngày ngày nườm nượp khách vào ra. Phi chăng đây là bài hc ca l sng: “Không s ai ghét ta vì ta trung thực, thẳng thắn; mà chỉ sợ sống nhàn nhạt, thiếu chính kiến và bản lĩnh làm người”. Lng Chương trung thc, thng thn, có chính kiến đúng và có trí tuệ sắc sảo, uyên bác, giàu hồn người, nên đã thu hút được đám đông thông minh đồng tình với mình. Vì thế “…  con người có th qua đi, tác phm có th mòn mỏi, song Lộng Chương vn còn mãi. Cái còn của Lộng Chương thuc v nhân cách, v đạo đức, v ng x, v thái độ đối vi lch s và xã hội.” - Nhà nghiên cứu Chèo Hà Văn Cầu từng viết về Lộng Chương như vậy.

   … Thời gian đã qua đi, hôm nay, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, các nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tụ hội để kỉ niệm 100 năm ngày sinh của công dân có tuổi Đinh Tỵ, tên là Phạm Văn Hiền - Lộng Chương - nghệ sĩ yêu quý của chúng ta. Lộng Chương, vi bn tính không thích vòi vĩnh” - là nghệ sĩ kỳ diệu đẹp mãi trong lòng bè bạn. Và bè bạn hôm nay tưởng nh nhng k nim k diu v ông!

                                                                Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2017

                                                                                      

 

 

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét