GS Hà Văn Cầu
“
Ngày toàn quốc kháng chiến, anh đưa vợ con về Thái Bình,
gửi ở làng Trực Nội, để ra đi làm phận sự đàn ông. Tham gia viết báo Công Dân ở
Nam
Định, rồi lập luôn Đoàn kịch Công Dân (ấy là chưa nói đến một dạo trước đó anh
tham gia Đoàn kịch tuyên truyền Bình dân học vụ).
Bom đạn vẫn làm kịch. Đói khát vẫn làm kịch. Khi Đoàn
kịch Công Dân giải thể, anh về Thái Bình xây dựng Đoàn kịch Kháng chiến bằng
tiền túi của mình. Vâng, tôi nói “tiền túi”, không có nghĩa là tiền anh mang từ
Hà Nội đi. Mà là đồng tiền do anh cần cù viết lách, làm ăn, dành dụm được.
Cùng năm 1949, Chi hội Văn nghệ Liên khu III giao cho anh mở lớp đào tạo diễn viên kịch nói. Năm 1950, anh tập hợp một số anh chị em, dựng vở diễn ở rừng Thông, (Cầu Bố - Thanh Hóa), Qua hoạt động gom được một ít tiền, anh quyết định mua sắm phông màn, quần áo biểu diễn cho đoàn kịch, rồi cùng nhau kéo về Liên khu III, xin góp phần đánh giặc bằng nghệ thuật. Một đội văn công ra đời mà Nhà nước không mất một xu xây dựng. Đó là hiện tượng lạ!
Cùng năm 1949, Chi hội Văn nghệ Liên khu III giao cho anh mở lớp đào tạo diễn viên kịch nói. Năm 1950, anh tập hợp một số anh chị em, dựng vở diễn ở rừng Thông, (Cầu Bố - Thanh Hóa), Qua hoạt động gom được một ít tiền, anh quyết định mua sắm phông màn, quần áo biểu diễn cho đoàn kịch, rồi cùng nhau kéo về Liên khu III, xin góp phần đánh giặc bằng nghệ thuật. Một đội văn công ra đời mà Nhà nước không mất một xu xây dựng. Đó là hiện tượng lạ!
Bom đạn càng ác liệt, cái đói càng khủng khiếp. Có những
ngày anh phải đích thân đi chạy gạo, chạy củi để nuôi anh chị em. Lúc nghe tin
anh Nam Cao hy sinh (ngày 1 tháng 11 năm 1951), anh cùng bạn bè lặn lội vào
vùng địch tạm chiếm thuộc Nam Hà để đưa cháu Nam Thiên ra an toàn khu (lúc ấy
cháu mới 6 - 7 tuổi). Năm 1974, tôi gặp lại Nam Thiên, cháu đã là kỹ sư.
Ngày chúng tôi ở vùng Đầm Đa - Xích Thổ, cái sốt rét nó
chẳng nể ai. Tất cả đều ốm, nằm rung giường, rung chiếu. Anh cũng không thoát,
nhưng vẫn vùng dậy, chống gậy đi tìm bác sĩ Phạm Hữu Chương để xin thuốc cho
chúng tôi. Chặng đường đi về gần 60 km. Chiến dịch Điện Biên Phủ anh bị ngất
mấy lần bởi ốm đau và thiếu thốn. Nhưng, hễ lui cơn sốt là anh lại nhảy lên bục
diễn. Anh còn hát chèo và múa nữa, dù chẳng ra hơi.
Đoàn kịch Mùa Thu (1957, NVK Lộng Chương đứng hàng đầu bên trái) |
Hòa bình lập lại, anh cùng anh chị em lập Đoàn kịch Mùa
Thu, diễn một loạt vở kịch được dư luận hoan nghênh. Năm 1957, anh lại cùng một
số bạn bè tâm huyết xây dựng Đoàn Chèo Cổ Phong. Khi Đoàn thành cơ ngơi, tồn
tại độc lập được thì đưa về làm nòng cốt để xây dựng Đoàn chèo Sơn Tây (nay là
Đoàn Chèo Hà Tây). Cũng những năm ấy, anh đỡ đầu cho việc ra đời Đoàn kịch
Thanh Niên và Đoàn kịch Công Nhân của Thủ đô Hà Nội. Gọi là đỡ đầu, chứ thực ra
là anh lo tất. Từ viết vở, dàn dựng, đến phục trang, điểm diễn, đều do tay anh
chỉ đạo và chèo chống.
Những bài giảng về sân khấu trong kháng chiến chống Pháp và giai đoạn đấu tranh thống nhất đất nước (Bút tích của NVK Lộng Chương) |
Anh còn xây dựng kịch cho Lâm nghiệp, cho Bộ Nội thương,
cho Thanh Hóa; chèo cho Nam Hà, cho Hoàng Liên Sơn… Ở đâu cần, lập tức anh đến
ngay.
Còn nhớ chuyện một đêm hè 1972, anh cùng tôi đi Hà Bắc
làm kịch và chèo. Đương vác xe đạp trèo qua hố bom và gạch ngói đổ nát ở phố xép
Yên Viên thì gặp đạo diễn Trần Hoạt. Đôi bạn rượu chí thiết, khi rảnh rỗi mà
gặp nhau thì thế nào cũng kéo vào quán làm vài ly “nước thánh” đã. Vậy mà anh
chỉ kịp hỏi: “Đã sang đấy hả”, rồi vội đi ngay. Đi cho kịp hẹn. Những ngày ở Hà
Bắc, anh và tôi phải dựng vở cả trong đêm tối mò. Thỉnh thoảng lại phải nhảy
xuống hào giao thông bì bõm bùn nước, trong tiếng bom rền.
Lại nhớ ngày anh lên cái “ổ gà” ở nách, không cất nổi
cánh tay. Vậy mà, thấy Ty Văn hóa Thanh Hóa cử người ra Hà Nội mời anh vào
tuyển giúp nhân sự để lập đoàn kịch, anh sẵn sàng đi ngay. Đi qua những túi bom
đạn ác liệt suốt ngày đêm, như chùa Non Nước, Bỉm Sơn, Cầu Cừ, Hàm Rồng… mà anh
không hề lo sợ hiểm nguy. Với anh, bao giờ cũng đặt công việc làm trọng. Bởi anh
là người của công việc. Cho nên, dù ốm đau, anh vẫn “Công việc trước đã, bệnh
tật tính sau!”.
Tôi không kể ở đây những vở kịch cụ thể anh đã dựng cho
các đoàn. Nếu chỉ kê tên vở, đoàn diễn và năm dựng, thì cũng phải mấy trang giấy.
Tôi muốn nói gọn: Anh Lộng Chương mang trong gan ruột mình một tình yêu không
gì lay chuyển được; đó là yêu tất cả cái gì là Việt Nam, và yêu nghề nghiệp. Tình
yêu đó là ngọn lửa thắp sáng đời anh, thắp sáng cả đời tôi và nhiều bạn bè
khác.
Văn bản liên quan đến các Bộ/Ngành mà NVK Lộng Chương giúp dựng vở, cùng bút tích bài giảng của ông về sân khấu
Bên cạnh lòng yêu nghề, anh còn rất quý con người. Ai
cũng biết anh chị đông con: trai gái tám người. Vậy mà anh vẫn nhiều con nuôi.
Nuôi không phải để lấy người làm, mà để gây dựng, lo toan cho chúng: từ manh áo
mặc, viên thuốc, trang vở học, chiếc xe đi… cho đến dựng vợ gả chồng… Vì thế
không ai lạ, ngày tết đến nhà anh, thường bắt gặp năm bảy đứa trẻ nhỏ bi bô
chào “ông bà”. Anh yêu người, nếu người đó lại làm nghệ thuật thì tình yêu còn
được nhân lên gấp mấy mươi lần.
Rất đông tác giả mới vào nghề từ Quảng Ninh, Hải Phòng,
Hải Hưng, Hà Nội, Nam Hà, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… cho đến các cơ quan,
bệnh viện, trường học, công đoàn, công ty, cửa hàng… có kịch bản đầu tay khó
“đứng” đều tìm đến anh. Anh sẵn sàng giúp đỡ tận tình, chỉ rõ chỗ được và chưa
được. Tôi còn nhớ những ngày chống Mỹ leo thang, có một tác giả trẻ ở Quảng
Ninh mò tới anh vào khoảng hai giờ sáng. Lúc ấy anh đang khẩn trương hoàn thành
vở Mỵ Châu - Trọng Thủy. Nhưng anh đã dẹp ngay việc riêng để giúp anh bạn trẻ này
liền mấy ngày.
Nhờ anh tận tình “cầm tay viết chữ” cho, nên ngày nay
nhiều người đã đứng vững trong ngành sân khấu. Quên gì thì quên, chứ không mấy
ai quên công anh. Bởi thế, những lần mừng sinh nhật anh rất đông Nghệ sĩ Nhân
dân, Nghệ sĩ Ưu tú và các nghệ sĩ khác từ nhiều nơi trong nước đã về dự. Anh
coi họ như bạn thân tình. Tuy vậy, anh không hề dễ tính. Vốn thừa hưởng một nền
nếp sinh hoạt kiểu đại gia Hà Nội xưa, nên anh rất khắt khe. Phàm là con gái,
ngồi chỗ đông người mà toe toét là anh không chịu được. Người bạn gái chí thân
của tôi là Hà Nhân, là một người rất nghiêm túc, ấy vậy mà hồi còn con gái,
nhiều lúc cũng sợ “ông cả” hết cả hồn, không hề dám buông thả, dù chỉ là câu
nói tiếng cười. “Chẳng những mình lo cho chúng nó, mà còn đảm bảo cho gia đình
chúng nó yên tâm: đã vào đoàn này là nhất định phải đứng đắn nên người” - anh
thường tâm sự với chúng tôi như vậy. Chính vì thế, hồi kháng chiến chống Pháp,
chúng tôi còn rất trẻ, ở chung với nhau, có lúc chung buồng, mà không hề xảy
chuyện gì lệch lạc. Chúng tôi thương nhau, quý nhau như ruột thịt vậy…
Trong một bài thơ tự giễu, anh Lưu Quang Thuận viết:
“Bạn gần có Lộng Chương/ Tài
hay nhưng tật bướng…”. Đúng, anh rất bướng. Nhưng đâu phải là tật! Anh chỉ
bướng đối với người lười biếng, bất công và vô trách nhiệm. Tôi và nhiều người
khác không ai quên chuyện ông A, ông B… đập bàn hò hét mọi người làm việc này
làm việc kia, nhưng bản thân các ông đó chẳng làm gì. Vì thế, anh khinh họ,
nhiều lúc nói toạc ra. Nói xong, anh lại lao vào việc. Ngoài việc của cơ quan,
anh còn cần cù mỗi tuần lễ viết một vở kịch ngắn, mà anh gọi là kịch “tương
thanh”, cho buổi phát thanh binh vận trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Công việc ấy,
anh làm liên tục trong mười mấy năm. Ngoài mấy người của Cục Công tác binh vận
trong quân đội, có lẽ ít ai biết rõ.
Tôi quen biết anh và theo anh làm nghề đã vừa tròn nửa
thế kỷ. Nói cho đúng, tôi là học trò của anh. Nhưng anh luôn coi tôi là bạn.
Hơn thế nữa, anh coi tôi như em. Chẳng những anh dìu dắt tôi trong công việc
làm nghề, mà còn nhường cơm sẻ áo cho tôi.
Tôi vốn nhiều bệnh, có thể sẽ “về” trước anh, mặc dầu tôi
kém anh hàng chục tuổi. Vì vậy, xin anh cho phép tôi mừng sẵn anh một đôi câu
nôm na, vào dịp anh sắp lên lão Tám mươi:
Bốn mươi năm hát khúc Hề mồi, viết kịch, dựng đoàn: chấm
hết!
Tám mươi tuổi ngâm câu Bình tửu, thêm vui, bớt giận: sống
lâu!
_______________________
(*) Tạp chí Sân
khấu - 6.1997; Sách "Lộng Chương trong trái tim bè bạn", Nxb Hội Nhà văn, 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét