Hoạt cảnh dân ca
Nhân vật
Ông
Nho ngoài 50 tuổi
Bà Nho ngoài 50 tuổi
Và, tiếng hát của những
người thợ gặt
Tại
khu du kích. Giữa vụ gặt chiêm. Buổi chiều sắp tối. Căn nhà nhỏ, còn trơ một
cái giường tre nát.
MỞ MÀN
Ông Nho quần xắn
cao, mặt phờ phạc, cầm cái mai cán ngắn, đầu bịt khăn mặt trắng, ở hậu trường
đi ra.
Ông Nho: (Đặt mai xuống đất, thở dài, ngồi phịch xuống
giường)
… Đứt mẹ cả hơi
Việc gì mà phải lôi thôi thế này
Cống
Nho đã hết giống Tây
Bốt Vùa ta diệt từ ngày đầu xuân.
Còn
đâu thằng Pháp ở gần
Mà cũng đào hầm, giấu thóc mất công!
(Cầm điều hút)
Cả
ngày mệt bở chân lông
Đời mà cứ thế, còn sung sướng gì!
Tiếng bà Nho ở
bên ngoài:
Chỉ
còn chuyến nữa phải đi
Các anh chị cố tý ty giúp già…
Tiếng một chị:
Chuyến
này thì bá ở nhà
Sắp sẵn néo cối để mà đập ngay.
Lúa
về chúng cháu ra tay
Đập nhanh một thoáng, mai ngày phơi khô!
Tiếng bà Nho:
Được
rồi, các chị đi cho…
Ông Nho: (Ngồi lắng nghe, uể oải lắc đầu)
Gặt nhanh, đập vội, phơi khô thật phiền
Lại
còn giấu kỹ mới điên!
Thà rằng bán quách lấy tiền giắt lưng…
Bà Nho: (Ra, quần xắn gọn, tay cầm cái hái, nhìn thấy
chồng)
Làm
gì mà mắt tráo trưng
Ngồi như bụt mọc xem chừng hết hơi.
Việc
ông xong chửa, ông ơi?
Chỉ thấy ông ngồi, quen thói chơi không.
Ông Nho:
… Bà đã phân công
Việc
tôi bà đã phân công
Đào hầm giấu thóc, vừa xong mới được ngồi.
Bà Nho: (Đi
vào buồng, nói)
Xem nào… rõ khổ thân tôi
(Đi ra)
Cả một ngày trời được cái hố nông.
Hầm
bằng cái thúng thế ông?
Thôi, cũng hết hòng trông cậy chồng con!
Ông Nho: … Lưng mỏi tay chồn
Suốt
ngày lưng mỏi tay chồn
Tôi đào tôi bới, bà còn chê bai.
Thế
này… tôi đến chịu thôi! (Định đi vào)
Bà Nho: (Cướp lời)
Cái gì cũng chịu, thế thời ông làm chi?
Ruộng
nương, ông chẳng thiết gì
Công kia việc nọ cũng thì… mặc tôi.
Vụ
chiêm gặt vội khắp nơi
Ông đứng, ông ngồi, thơ thẩn vào ra.
Ông Nho: …
Tội cái thân già
Làm
chi tội cái thân già
An nhàn chẳng hưởng, vào ra nhọc nhằn.
Bà
ơi sự thể rõ ràng
Gia đình ta với họ hàng còn ai?
Chỉ
còn hai vợ chồng thôi
Làm nhiều nhọc xác, mà rồi… chắc đâu!
Bà Nho: Sao ông chẳng nghĩ nông sâu
Mà còn nông nổi nói câu vô tình.
Thằng
Tây đốt phá tan tành
Xóm làng xơ xác, ông đành quên sao
Chúng
còn giết hại đồng bào
Thù sâu tựa bể, lẽ nào ông không lo?
Ông Nho:
Ơ
hay, bà nói vu vơ
Đánh Tây là một việc to tày đình
Đánh
Tây đâu đến thứ mình
Vác thân chẳng nổi, còn rình đánh ai?
Bà Nho: (Cò lả)
Toàn
dân đua sức thi tài
Bao nhiêu bô lão vẫn nài đi đánh Tây.
Tình
tính tang, tang tính tình…
Ông
già này, ông già ơi, rằng có biết, biết hay chăng, rằng có biết, biết hay
chăng?
Ông Nho: (Lắc đầu)
Chịu
thôi, trong trận giặc quây
Ối trời, hết vía chân tay rụng rời
Súng
ran đạn nổ long trời
Ríu chân tôi đã tưởng đi đời nhà ma!
Thôi
thôi, tôi cũng xin bà
Đánh Tây, bộ đội người ta đánh rồi.
Dân
quân du kích nữa thôi
Thanh niên cường lực… còn tôi đã già.
Bà Nho: Thằng Tây nó chẳng có tha
Ba chục cụ già chất xác chúng thiêu
Chuyện
này ông dễ quên sao
Cái quân cướp nước gây bao tội tình?
Giặc
Tây tàn sát dân mình
Lẽ nào cam chịu, mà đành khoanh tay?
(Ông
Nho thẫn thờ ngồi nhìn)
Bà Nho: (Tiếp)
Căm
hờn biết thủa nào khuây
Toàn dân đã quyết phanh thây quân thù.
Cùng
nhau vâng lệnh cụ Hồ
Dân chúng bây giờ một dạ giết Tây!
Ông Nho: (Nhăn nhó)
Biết
rồi, khổ lắm, bà mày,
Vì thế vùng này Tây phải rút lui.
Bốt
kia đã phá tan rồi
Bây giờ thoát nạn, cho tôi dưỡng già.
Đánh
Tây đã có người ta
Thân tôi thì cũng chỉ là bận chân.
Bà Nho:
Rõ
phiền! Ông thật lần khân
Tây mà trở lại, liệu thân ông có còn?
Bốt
kia tuy đã diệt tan
Nhưng giặc quét càn, vẫn cứ như không!
Đánh
Tây là nhiệm vụ chung
Mỗi người một việc mới hòng thắng mau
Đánh
Tây riêng có ai đâu
Mọi người đều phải thi nhau diệt thù
Hậu
phương sản xuất lúa ngô
Cho nhiều, cho đủ, cũng là đánh Tây.
Ông Nho:
Bà
ơi, tôi hỏi câu này
Thóc mà chất đống, giặc quây nó đốt liền.
Chi
bằng bán quách lấy tiền,
Gọn gàng có chạy, khỏi phiền lụy ai.
Bà Nho:
Ông
này có một không hai,
Nói như nước đổ lá khoai bực mình!
Người
đâu dơ dáng dạng hình
Lúc nào cũng chỉ những rình chạy Tây.
Thôi
đừng nói nữa rườm tai
Đàn ông như thế cũng đòi đàn ông!
(Cò lả) Ông ơi mở mắt mà trông
Chúng tôi phụ nữ xung phong đã nhiều
Tính
tình tang…
Ông Nho: Thôi thôi, tôi
đã biết rồi
Tinh thần giác ngộ bà thời rất cao.
Bà
đi “chính trị” đồng bào
Tuyên truyền ai chứ, lẽ nào cả tôi?
Đây
này chả nói xa xôi
Tôi kém, sao mọi việc vẫn tôi, tôi làm!?
Bà Nho:
Khéo
chưa, việc nước việc làng
Nào ai đã buộc đã quàng vào cổ ông?
Vác
súng không dám xung phong
Cấy cày là việc nhà nông thì thế nào?
Ngồi
không ăn sẵn hay sao
Ông chớ vin vào mái tóc hoa râm!
Bây
giờ là lúc toàn dân
Mỗi người một việc phải cần lo toan.
Thằng
Tây cướp nước đốt làng
Gặp ai giết nấy, ông còn nhớ không?
Bây
giờ chẳng quyết một lòng
Kháng chiến đến cùng, giành lấy tự do
Mà
còn nghĩ chuyện mơ hồ
An nhàn định hưởng, mặc cho sự đời…
Ông Nho: (Yếu lý, nói lảng)
Thì
tôi cũng tỏ đôi lời
Rằng tài không đủ cùng người ganh đua
Tôi
đành chịu phận tôi thua
Rút lui… việc lớn công to để người!
Bà Nho: (Dịu giọng)
Bây
giờ không nói chuyện tài
Kháng chiến mọi mặt, mọi người đều phải lo.
Bao
nhiêu công nhỏ việc to
Ông không làm được… Bây giờ ông tăng gia!
(Kéo tay chồng)
Lúa
kia gặt hái về nhà
Dẻo dai ông đập cho vài ba công.
Còn
như cái việc đào hầm
Khi phơi thóc, tôi với ông cùng đào.
Mau
lên ông nó, đi nào
Mồ hôi, nước mắt tại sao để phí hoài.
Lúa
vàng cùng với ngô khoai
Giấu kỹ vào hầm, nay mai giúp đánh thù!
Ông Nho: (Nghe vợ nói, thần người suy nghĩ)
Nghe
bà giãi tỏ trước sau
Vợ chồng khuyên nhủ những câu chân tình
Nghĩ
mình mà thẹn cho mình…
(Đứng
lên, đến bên bà Nho)
Mọi người
kháng chiến, riêng mình thì không
Từ
nay tôi hứa xung phong
Tăng gia sản xuất, một lòng đánh Tây.
Bà Nho: (Vui vẻ)
Hoan
hô ông nó ra tay
Tham gia công tác hàng ngày với tôi!
Tiếng hát những
người thợ gặt ở ngoài:
(Cò lả) Nhanh tay các bạn đồng ơi!
Mùa gặt xong rồi, ta lại đánh Tây.
Tình
tính tang, tang tính tình, nông dân rằng, nông dân ơi…
Bà Nho:
Lúa
vàng đã gánh về đây
Nào đi, ông nó ra tay đập liền!...
(Kéo chồng đi)
Tiếng hát bên
ngoài, có cả tiếng ông bà Nho
(Cò lả) Toàn dân tay
súng tay liềm
Xông ra giết giặc, xây nền tự do…
Tình tính tang,
tang tính tình, nhân dân rằng, nhân dân ơi, rằng có biết…
Khu
du kích NHÂN - HẬU - THẮNG, Hà Nam - 5/1952
(*) Sách “Lộng Chương - Để đến… Nơi đến”, Nxb Sân khấu,
2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét