(…) Nhà viết kịch Lộng Chương là một
trong ba tác giả của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam được nhận Giải thưởng Hồ Chí
Minh năm 2000 với hai tác phẩm tiêu biểu: “Quẫn” và “A Nàng”.
Trong
các vở diễn của Nhà hát kịch Việt Nam sau gần 50 năm thành lập, “Quẫn” có sức sống
lâu bền nhất, với hàng nghìn buổi biểu diễn từ Bắc vào Nam. “Quẫn” được các nhà
nghiên cứu văn học đánh giá là bước ngoặt trong quá trình sáng tác của tác giả,
và đứng đầu thể loại hài kịch cách mạng Việt Nam. “A Nàng” cũng được hơn hai
mươi đoàn nghệ thuật lần lượt chọn làm vở diễn, kéo dài khoảng thời gian hai
mươi năm. Trong lịch sử sân khấu Việt Nam, hiếm thấy trường hợp tương tự như
“Quẫn” và “ A Nàng”.
Ngoài
hai vở trên, Nhà viết kịch Lộng Chương còn cả một khối lượng kịch đồ sộ, ít ai
dám sánh, gồm mấy trăm tác phẩm ngắn - dài, đa dạng về thể loại: chính kịch,
hài kịch, kịch nói, kịch thơ, chèo, cải lương…
(…)
Giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, ông để nhiều công sức vào việc viết
báo, sáng tác thơ ca phục vụ kịp thời nhiệm vụ đánh giặc ngoại xâm, chống giặc
đói và giặc dốt. Những bài báo nổi tiếng của ông như phóng sự “Đò dọc”, “Muối”
và những ca dao về sản xuất và tiết kiệm, vỡ đất phá hoang… xuất hiện liên tục
trên các tờ báo, tin tức của mấy tỉnh Liên khu III.
(…)
Viết kịch, diễn kịch đều là sở trường của Nhà viết kịch Lộng Chương. Ông diễn kịch
từ khi còn là cậu học trò trường Bưởi - Hà Nội.
(…)
Giữa kịch với đời, ở ông không có mấy khoảng cách. Nếu như trong kịch, việc giải
quyết mâu thuẫn phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải tuân thủ lẽ phải và
chân lý, thì ngoài đời ông cũng xử lý như vậy. Ông không hề khoan nhượng với mọi
bất minh. Giáo sư Hà Văn Cầu - người bạn đồng hành suốt đời bên ông, trong một
bài viết đã… “đố ai phát hiện được sự lệch lạc nào ở anh về tiền nong, đàn bà
và ý thức chấp hành kỷ luật trong suốt nửa thế kỷ qua”.
Có
nhà nghiên cứu văn học người nước ngoài, sau khi đọc một loạt tác phẩm của Nhà
viết kịch Lộng Chương đã nói: “Ông là chiến sĩ xung kích trên trận địa kịch.
Ông hết lòng phục vụ chủ nghĩa cộng sản. Nhưng lạ thay, sao ông không phải là đảng
viên Cộng sản?”. Ông trả lời: “Việc tôi tôn thờ lý tưởng cộng sản và việc trở
thành đảng viên cộng sản hay không là hai vấn đề khác nhau” (…)
Những ấn phẩm in bài viết về Chèo và vở chèo Đôi ngọc lưu ly của Lộng Chương |
(*)
Trích Báo Đài Tiếng nói Việt Nam, số Xuân Tân Tỵ - 2001; Sách “Lộng Chương trong trái
tim bè bạn”, Nxb Hội Nhà văn, 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét