Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Báo chí nói về LỄ TƯỞNG NIỆM 10 NĂM MẤT NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG


*  K
nim 10 năm ngày mt ca Nhà văn, Nhà viết kch và Đo din Lng Chươn
g
Nhân dân Thứ tư, 03/07/2013 - 09:12 PM (GMT+7)
Sáng 3-7, tại Nhà hát chèo Kim Mã (Hà Nội), Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức kỷ niệm mười năm Ngày mất của nhà viết kịch, nhà văn, đạo diễn Lộng Chương (2003 - 2013). 
Nhà văn, nhà viết kịch và đạo diễn Lộng Chương sinh năm 1918, tên thật là Phạm Văn Hiền, quê quán tại Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. Ông không theo học văn chương nhưng đã sớm bộc lộ tài năng trong lĩnh vực sáng tác văn học nghệ thuật.
Sau Cách mạng Tháng Tám, ông chuyên về hoạt động sân khấu, làm diễn viên, đạo diễn, soạn giả và là một trong những nhà viết kịch đầu tiên của sân khấu cách mạng Việt Nam với hàng loạt vở kịch: Chiến đấu trong lòng địch, Chặn tay chúng lại, Ðôi ngọc lưu ly, Dũng sĩ Rạch Gầm, Cửa mở hé, Cánh chim luân lạc, Quẫn, Quẫy... Là tác giả viết nhiều thể loại như chèo, kịch nói, múa rối, nhưng Lộng Chương đặc biệt thành công với hài kịch. Tác giả, đạo diễn Lộng Chương còn là Ủy viên Thường vụ Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam khóa I (1958-1983)... Năm 2000, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về văn học nghệ thuật.


 Tại lễ tưởng niệm, các nghệ sĩ Nhà hát Tuồng Việt Nam đã trình diễn  trích đoạn trong vở Tình sử Loa thành của ông. Vở diễn này từng được NSND Nguyễn Ngọc Phương làm đạo diễn, ra mắt lần đầu vào năm 1979 và biểu diễn đến năm 1993 với hàng nghìn buổi diễn. Cũng trong dịp này, NXB Sân khấu và NXB Hội Nhà văn cùng gia đình đã giới thiệu ra mắt ba tác phẩm tuyển tập các tác phẩm của Lộng Chương và những công trình, bài viết nghiên cứu về ông.

*  Tưởng niệm 10 năm ngày mất Nhà viết kịch Lộng Chương

Thứ Năm 07:43 04/07/2013
 (HNM) - Ngày 3-7 tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2003).
Nhà viết kịch, nhà văn Lộng Chương tên thật là Phạm Văn Hiền, sinh tại Hải Dương. Sau Cách mạng tháng Tám, ông chuyên tâm với sân khấu trong vai trò diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch và có nhiều tác phẩm nổi danh như "Chiến đấu trong lòng địch", "Dũng sĩ Rạch Gầm", "Quẫn", "Quẫy"… Ông ghi dấu ấn đặc biệt ở thể loại hài kịch với tiếng cười chua cay, khinh bạc nhưng sâu sắc và có cái nhìn nhân ái. Ông còn viết nhiều truyện thơ, phóng sự - ký sự và tham gia hướng dẫn nghề nghiệp cho nghệ sĩ lớp sau. Ông đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 2000).

*  10 năm ngày mất của nghệ sĩ Lộng Chương
QĐND - Thứ Tư, 03/07/2013, 20:3 (GMT+7)
QĐND - Ngày 3-7, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà viết kịch, nhà văn, đạo diễn Lộng Chương.

Nghệ sĩ Lộng Chương
Lộng Chương (1918-2003) tên thật là Phạm Văn Hiền, quê quán tại Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, ông đã sử dụng kịch nghệ như một loại vũ khí hiệu quả của người nghệ sĩ-chiến sĩ. Trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp gian khổ, ác liệt, những vở kịch ngắn của Lộng Chương đã trở thành vũ khí chiến đấu hết sức hiệu quả. 
Trong cả sự nghiệp sáng tác, ông viết chừng 80 kịch bản sân khấu.  Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II vào năm 2000.
Đông Anh (QĐND)


* Báo Văn hóa - Thể thao




*  Còn mãi hình ảnh một Lộng Chương tài hoa

“Anh - một con người Hà Nội, mũ mốt-xăng, kính gọng vàng, ria con kiến, miệng ngậm ống vố… đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử sân khấu Việt Nam hiện đại bằng một khối lượng tác phẩm đồ sộ và một phong cách nghệ thuật riêng có,” giáo sư Hà Văn Cầu đã chia sẻ như vậy khi nhắc tới cố đạo diễn-nhà biên kịch Lộng Chương.

Thấm thoắt đã 10 năm kể từ ngày nhà biên kịch Lộng Chương (Ảnh dưới) “về với đất mẹ;” nhưng những ký ức về ông vẫn vẹn nguyên trong tâm thức những bạn bè, đồng nghiệp, học trò… của ông. Để rồi, vào một buổi sáng mùa hạ, họ cùng ngồi lại với nhau để ôn lại những câu chuyện về ông với niềm xúc động lắng sâu. 
Sáng 3/7, Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà biên kịch Lộng Chương đã được tổ chức tại Nhà hát Kim Mã (số 1 Giang Văn Minh, Hà Nội). 
“Tượng đài nghệ thuật” 
NVK Lộng Chương
“Lộng Chương là một nghệ sỹ đam mê sân khấu một cách kỳ lạ. Khi còn là một cậu bé 5, 6 tuổi, ông đã có cơ hội ngồi ở khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội chứng kiến công việc nhắc vở thầm lặng của người cô ruột và hào hứng theo dõi người bác ruột dưới quầng sáng ánh đèn sân khấu…; để rồi nghệ thuật sân khấu truyền thống ngấm vào anh một cách tự nhiên,” nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành, người gắn bó thân thiết với cố đạo diễn Lộng Chương chia sẻ.
 

Theo thống kê của giáo sư Hà Văn Cầu, trong toàn bộ cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, cố nghệ sỹ Lộng Chương đã sáng tác khoảng 140 kịch mục. 
“Cố nghệ sỹ Lộng Chương đã chọn thể loại hài kịch để dâng hiến cuộc đời và sự nghiệp trên con đường nghệ thuật của mình. Khi nhắc đến ông, trong làng sân khấu đều nhớ đến câu: ‘Muôn thói đời tối đen phải lùi xa qua ngũ ngôn trào LỘNG/ Một tâm hồn hiền hậu luôn đi đầu với đòn bút văn CHƯƠNG,” nghệ sỹ nhân dân Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam nhấn mạnh. 
Trong toàn bộ sự nghiệp của cố tác giả Lộng Chương, tác phẩm “‘Quẫn’ sừng sững như một đỉnh cao của hài kịch Việt Nam hiện đại, đánh dấu sự chuyên nghiệp hóa của hài kịch Việt Nam,” ông Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam bày tỏ. 
Mặt khác, cùng với sở trường hài kịch, Lộng Chương còn là một trong số hiếm hoi tác giả sáng tác được nhiều thể loại khác như: Chèo, tuồng, cải lương, múa rối… với những tác phẩm tên tuổi như “Tình sử Loa thành,” “Đôi ngọc lưu ly,” “Đinh Bộ Lĩnh”… 

“Do học từ phương pháp ước lệ của chèo, nên ngôn ngữ kịch của ông luôn sinh động, đa nghĩa, mang theo tính trào lộng, châm biếm. Ông rất thành công trong việc đưa ‘dàn đế’ của chèo vào kịch để tạo nên những lớp diễn đối đáp, giao lưu trực tiếp giữa nhân vật và người xem. Nhiều nhân vật trong sáng tác của ông đã đạt đến độ điển hình và tên nhân vật đã trở thành danh xưng chung như: Bà Đại Cát, kẻ sinh lầm thế kỷ…,” nghệ sỹ nhân dân Lê Tiến Thọ phân tích. 

Bên cạnh khối lượng tác phẩm sáng tác rất lớn, Lộng Chương còn tham gia chỉnh lý, viết lại và chuyển thể kịch bản của khá nhiều tác giả khác theo yêu cầu dàn dựng sân khấu như vở: “Một dòng,” “Vòng quay,” “Người giám khảo cuối cùng”… 
Ký ức lắng sâu 
Với bạn bè, đồng nghiệp, cố tác giả Lộng Chương được hình dung như một người thầy, người anh cả đáng kính-người có công lớn trong việc xây dựng nên cả một thế hệ nghệ sỹ tài năng của sân khấu kịch Việt Nam hiện đại như cố nghệ sỹ nhân dân Trọng Khôi, nghệ sỹ nhân dân Doãn Hoàng Giang… 
Trong ký ức của nghệ sỹ nhân dân Doãn Hoàng Giang, cố đạo diễn Lộng Chương “đã làm tất cả những công việc có liên quan đến sân khấu. Anh làm hết mình, hết sức, với tất cả những gì anh có. Anh bán đồ đạc gia đình để góp vào xây dựng một đoàn nghệ thuật. Ngôi nhà anh ở đã từng là nơi đi lại, ăn ngủ của mấy chục diễn viên nơi xa nơi gần.” 
Thời gian đã lùi xa nhưng với giáo sư Hà Văn Cầu, hình ảnh nhà viết kịch Lộng Chương vẫn luôn được hình dung với những chi tiết đậm nét: “Từ một công tử Hà thành, anh trở thành cán bộ Việt Minh đích thực với áo nâu, quần túm, dép lốp… và một cây đại thụ của nền sân khấu cách mạng Việt Nam với cả trăm tác phẩm phản ánh sinh động đời sống lịch sử xã hội đương thời.” 
Nhà hoạt động sân khấu tài hoa ấy đã ra đi, gửi mình vào với đất mẹ nhưng nhân cách và sự nghiệp sáng tác của ông vẫn luôn in dấu sâu đậm trong tâm thức nhiều thế hệ nghệ sỹ, khán giả yêu sân khấu truyền thống dân tộc; đúng như câu: “Trăm năm trong cõi người ta/ Thác là thể phách còn là tinh anh!”. 
Nhà biên kịch-đạo diễn Lộng Chương tên thật là Phạm Văn Hiền. Ông sinh ngày 5/2/1918; quê quán: Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. 
Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học-nghệ thuật đợt II-2000. 
Một số tác phẩm chính của nhà biên kịch Lộng Chương: “Hầu thánh” (tiểu thuyết, 1942), “A Nàng” (Kịch thơ, 1961), “Kịch Lộng Chương tuyển tập”(1997)…
                                                                                                                                                                  Theo Phương Mai 
 (Vietnam+


*  Tưởng niệm nhà viết kịch Lộng Chương


04/07/2013 07:45 (GMT + 7)
 TT - Sáng 3-7, Hội Nghệ sĩ sân khấu VN, Hội Nhà văn VN cùng với gia đình nhà viết kịch Lộng Chương (1918-2003) đã tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của ông.
        Ba ấn phẩm mới của nhà viết kịch Lộng Chương và của đồng nghiệp viết về ông : Đức Triết

Cũng trong dịp này, NXB Sân Khấu và NXB Hội Nhà Văn cùng gia đình vừa ấn hành ba tác phẩm mới về Lộng Chương, gồm: Lộng Chương - Để đến... Nơi đến (tập kịch và những sáng tác khác), Lộng Chương trong trái tim bè bạn (tập hợp các bài viết của nhiều tác giả) và Lộng Chương, ta - bạn và đời (tập thơ).
Nhà viết kịch Lộng Chương tên thật là Phạm Văn Hiền, quê gốc ở Hải Dương. Ông đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật năm 2000 do có nhiều cống hiến và để lại dấu ấn ở các phương diện: sáng tác, đạo diễn, tổ chức hướng dẫn, thành lập một số đoàn sân khấu của Hà Nội...

*  Dựng lại một số tác phẩm hài kịch của Lộng Chương
21:57 | 26/06/2013
Ngày 3.7, tại trụ sở Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Hà Nội sẽ diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm ngày mất (2003 - 2013) nhà viết kịch, đạo diễn Lộng Chương. Sáng tác trên 100 vở diễn xuất sắc ở các thể loại kịch nói, chèo, múa rối, nhưng cái tên Lộng Chương vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ hơn cả ở hài kịch. Với lối viết kịch mang đậm chất phóng tác và lớp lang của Chèo, hài kịch của Lộng Chương luôn nói trực diện về các vấn đề của xã hội và nỗi bức bối của người dân. Tại sự kiện kỷ niệm 10 năm ngày mất Lộng Chương do gia đình nghệ sỹ cùng Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam tổ chức, dự kiến các tác phẩm hài kịch để đời của Lộng Chương như Quẫn, Cửa mở hé, cùng một số tác phẩm chưa được ra đời như Quẫy, Quỵ… sẽ được tái dựng.
SK

*  Kỷ niệm với đạo diễn Lộng Chương  

http://antgct.cand.com.vn/vi-vn/nguoitrongcuoc/2007/3/53569.cand

4:17, 30/03/2010
(...)
Bên cạnh những tác phẩm kiếm sống đó, những năm tháng của thập kỉ 70 đó, tôi vẫn cố loay hoay để làm sao có được vở diễn trên sân khấu chuyên nghiệp. Chính sự loay hoay, vất vả với nghề sân khấu trong những năm tháng đó, tôi mới có vinh dự tiếp xúc và nhận được những lời dạy dỗ, chỉ bảo của hai tượng đài sân khấu Việt Nam mà tôi luôn luôn coi là hai bậc đại sư trong nghề. Đó là nhà thơ, nhà văn kiêm đạo diễn, kịch tác gia Thế Lữ và nhà viết kịch kiêm đạo diễn Lộng Chương.  
(...)


*  Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất nhà viết kịch Lộng Chương (2003 - 2013)
Tin và ảnh: Trang hoài
Sáng 3/7/2013 tại Nha hát Chèo Kim Mã, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam cùng với gia đình nhà viết kịch Lộng Chương đã phối hợp tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông (Lộng Chương sinh ngày 5/2/1918 mất ngày 26/6/2003, thọ 86 tuổi).
Đông đảo các nhà hoạt động sân khấu, nhà văn hiện đang công tác trong Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam, trong đó có những người là bạn nghề, học trò của ông, cùng đại diện các Ban, ngành thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các đơn vị nghệ thuật biểu diễn ở Trung ương cùng thân nhân trong gia đình nhà viết kịch Lộng Chương đã đến dự.
(...)
©vanhien.vn


*  Nghệ sĩ Lộng Chương- cây đại thụ của sân khấu cách mạng

Cập nhật: Thứ năm, 4/7/2013 - 10h15'
(Cadn.com.vn) - Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà viết kịch, nhà văn, đạo diễn Lộng Chương (2003-2013) - cây đại thụ của nền sân khấu cách mạng Việt Nam diễn ra ngày 3-7 tại Hà Nội với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, đạo diễn, nhà viết kịch, diễn viên, bạn bè tâm giao của ông. Chương trình do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức như là sự tri ân, tưởng nhớ dành cho người nghệ sĩ lão thành của sân khấu cách mạng Việt Nam đương đại, người đã dành cả đời cho sự nghiệp sáng tác, hoạt động của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và hướng dẫn nghề cho nghệ sĩ đàn em.
Lộng Chương (1918-2003) có tên khai sinh là Phạm Văn Hiền, quê quán tại Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. Trong cả cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, Lộng Chương đã sử dụng kịch nghệ như một loại vũ khí hiệu quả của người chiến sĩ với tâm nguyện cống hiến hết mình cho nền văn học, nghệ thuật của đất nước. Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đợt 2 vào năm 2000.
N.D

*  Nhớ về cây đại thụ sân khấu Lộng Chương

(LV) – Ngày 3/7/2013, Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của nhà viết kịch, nhà văn, đạo diễn Lộng Chương - cây đại thụ của nền sân khấu cách mạng Việt Nam đã diễn ra trang trọng tại Hà Nội.
Lễ kỷ niệm do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, như là sự tri ân, tưởng nhớ dành cho người nghệ sỹ lão thành của sân khấu cách mạng Việt Nam đương đại, người đã dành cả đời cho sự nghiệp sáng tác, hoạt động của Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam và hướng dẫn nghề cho nghệ sỹ đàn em.
Nhà viết kịch, nhà văn, đạo diễn Lộng Chương (1918 - 2003) tên thật là Phạm Văn Hiền, quê quán tại Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. Dù không theo học văn chương, nhưng ông đã sớm bộc lộ tố chất của một người hoạt động văn học nghệ thuật từ rất sớm, đặc biệt là với sân khấu. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, Lộng Chương đã sử dụng kịch nghệ như một vũ khí hiệu quả của người chiến sĩ với tâm nguyện cống hiến hết mình cho nền văn học, nghệ thuật của đất nước. Ông đã được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2 (năm 2000).
Ngay sau lễ tưởng niệm, các nghệ sỹ Nhà hát Tuồng Việt Nam đã diễn một trích đoạn trong vở "Tình sử Loa thành" của tác giả Lộng Chương. Vở diễn do NSND Nguyễn Ngọc Phương đạo diễn, ra mắt lần đầu vào năm 1979 và biểu diễn kéo dài đến năm 1993 với hàng nghìn buổi diễn.
Bút danh Lộng Chương lần đầu tiên được ký dưới cuốn tiểu thuyết phóng sự Hầu thánh. Tiếp đó là các tác phẩm kịch Chiến đấu trong lòng địch (1954), Chặn tay chúng lại (1959), Đôi ngọc lưu ly (1961), Mai sau (1967), Dũng sĩ Rạch Gầm (1967), Cửa hé mở (1969), Cánh chim luân lạc (1975), Quẫn (1978), Tình sử loa thành (1979), Án tử hình (1981)...
Trên 100 vở kịch, chèo, múa rối... của Lộng Chương được coi là tiêu biểu cho sự gắn bó của một trí thức với số phận dân tộc. Bằng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, gần gũi với quần chúng, bám sát hiện thực đời sống, những sáng tác trên luôn đáp ứng kịp thời những vấn đề đặt ra trong xã hội bởi ông quan niệm: "Nghệ thuật không thể dùng cách nói lấy lòng, vì như thế là giết chết nghệ thuật".
Viết nhiều thể loại nhưng Lộng Chương là tác giả có biệt tài về hài kịch, ông có một khối lượng lớn tác phẩm “hài kịch” như: Quẫn, Cửa mở hé và các kịch bản – vở diễn: “Tình sử Loa thành” (Mỵ Châu – Trọng Thủy), …. Tiếng cười của ông bao giờ cũng sâu sắc, thấm thía, chứa đựng tính tư tưởng sắc bén và lý tưởng nhân đạo cao cả, mà Quẫn là tác phẩm tiêu biểu. Vở được xây dựng trên cơ sở mối xung đột giữa các nhân vật lạc hậu và chế độ mới. Thông qua hình ảnh vợ chồng Đại Lợi, Lộng Chương đã quất ngọn roi hài hước vào những kẻ đại diện cho xã hội tư sản.
Cũng nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất của Lộng Chương, nhà xuất bản Sân khấu và nhà xuất bản Hội Nhà văn cùng gia đình ấn hành 3 tác phẩm mới về ông là: “Lộng Chương - Để đến… Nơi đến” (tập kịch và những sáng tác khác); “Lộng Chương trong trái tim bè bạn” (tập hợp các bài viết của nhiều tác giả) và “Lộng Chương, Ta - bạn và đời” (tập thơ).
Vũ Minh


*  Sẽ có con đường mang tên Lộng Chương
Thứ Ba, 09/07/2013 14:14
Ngày nay, nhắc đến nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương - những người được làm việc cùng ông và cả những học trò của ông đều dành cho ông những tình cảm trân trọng, yêu quý. Những cống hiến của ông cho sân khấu cách mạng và đương đại Việt Nam (VN) đã được tôn vinh bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Vừa qua, Hội Nhà văn VN và Hội Nghệ sĩ sân khấu VN đã tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của ông (2003 - 2013).
Tên cha sinh mẹ đẻ của ông là Phạm Văn Hiền (1918), Lộng Chương là bút danh của ông. Khi còn là cậu bé 5, 6 tuổi ông đã được ngồi ở hố nhạc Nhà hát Lớn Hà Nội xem bác ruột diễn hài kịch Molie để rồi sân khấu nhiễm vào máu mình lúc nào không hay. Thế nhưng cuộc đời mỗi người nhiều khi có những khúc quanh chẳng tính trước được. Khởi đầu ông học ngành hóa chất - cái ngành chẳng liên quan gì đến nghệ thuật và văn chương. Sau đó, chàng trai Phạm Văn Hiền đến với văn chương rất sớm, bắt đầu sự nghiệp văn chương bằng ngay tiểu thuyết Hầu thánh chứ không phải bằng những truyện ngắn như nhiều người khác. Nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Hội Nhà văn VN nhận xét, đó là một người kỳ tài. Nhưng có lẽ duyên nợ với sân khấu chẳng buông tha ông nên rất tự nhiên, sau đó ông đã dấn thân vào chốn kịch trường như một tất yếu, không thể khác. Sân khấu đã là môi trường suốt đời ông theo đuổi như một lẽ sống.
Đến với sân khấu, ông tả xung hữu đột ở nhiều lĩnh vực: khi là diễn viên, khi là đạo diễn, khi là người quản lý đoàn nghệ thuật, rồi có khi lại là người thầy truyền nghề cho thế hệ trẻ. Thế nhưng tên tuổi ông để lại dấu ấn sâu đậm nhất lại là ở tư cách nhà viết kịch. Ông ưa lối viết văn chương trào lộng. Có lẽ vậy mà ông lấy bút danh Lộng Chương. Ông đã chọn thể loại hài kịch để dâng hiến cuộc đời và sự nghiệp trên con đường nghệ thuật của mình. Giới sân khấu khi nhắc đến ông đều nhớ đến câu thơ nổi tiếng: Muôn thói đời tối đen phải lùi xa qua ngữ ngôn trào LỘNG/Một tâm hồn hiền hậu luôn đi đầu với đòn bút văn CHƯƠNG.
Chuyên chú theo phong cách đó, bằng nhiều vở kịch ngắn: Hỏi vợ, Yểm bùa, Mối lo của mụ Cửu, Ma hiện..., tiếp đó là những vở hài kịch dài: Quẫn, Quẫy, Cửa mở hé tên tuổi Lộng Chương được ghi nhận như một tác giả hài kịch nổi tiếng trong nền sân khấu VN hiện đại. Kịch hài của ông đem vào đời sống sân khấu những chuỗi cười sảng khoái, tự nhiên với nhiều cung bậc và sắc thái đa dạng.
“Làm sao cho kịch nói VN có sắc thái VN” là điều ông luôn trăn trở trong quá trình cầm bút và ông đã quyết định tìm đến chèo vì trong chèo ông bị hấp dẫn bởi “tính lạc quan đặc biệt qua cách trào lộng châm biếm mang tinh thần của những truyện tiếu lâm rất phổ biến trong nhân dân”. Với tiêu chí đó, ông đã đưa chèo vào kịch, hay nói một cách khác, ông là người chủ xướng thực hiện việc sáng tác kịch nói theo phong cách chèo. Đó chính là nét độc đáo trong hài kịch của tác giả Lộng Chương - tiếp nối truyền thống hề chèo với những biến đổi để thích ứng với thể loại kịch nói, từ đó mang được tính thời sự của hiện thực đương đại.
Trong lịch sử sân khấu VN hiện đại, nhắc đến tên tác giả Lộng Chương người ta không thể không nhắc kèm với tên những vở diễn được coi như đỉnh cao của dòng hài kịch VN hiện đại. Đó là vở Quẫn qua bàn tay dàn dựng tài ba của đạo diễn Trần Hoạt đã có đời sống với hơn 1.000 buổi diễn, rồi Cửa mở hé cũng có được hàng trăm buổi diễn đầy ắp người...
Nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương là người viết khỏe trên nhiều lĩnh vực với số lượng tác phẩm lớn. Thời chống Pháp: 17 vở kịch ngắn và dài, thời chống Mỹ và xây dựng CNXH: 43 vở kịch ngắn và dài. Ngoài ra, ông còn viết 9 tập truyện thơ và ca dao, 5 tập phóng sự kháng chiến, 7 bài tiểu luận, phê bình sân khấu, 29 bài báo về sân khấu. Với những cống hiến đa dạng và xuất sắc như vậy, tên tuổi của nhà văn, nhà viết kịch Lộng Chương đã góp phần làm giàu thêm nền văn hóa dân tộc VN.
Để làm một việc thiết thực trong buổi lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của tác giả Lộng Chương, Chủ tịch Hội Nhà văn VN đã nêu quyết tâm rằng, sẽ đề nghị với Tỉnh ủy tỉnh Hải Dương quê hương ông đặt một con đường mang tên ông và cũng sẽ đề nghị với Thành ủy Hà Nội cho đặt một con đường mang tên Lộng Chương - nơi ông đã gắn bó cả cuộc đời sáng tác của mình cho sự nghiệp văn học nghệ thuật nước nhà.          
Lan Hương (SK&ĐS)

*  Lễ kỉ niệm 10 năm ngày mất nhà viết kịch, nhà văn Lộng Chương
Trần Nhương (Trannhuong.com)
Thứ tư ngày 3 tháng 7 năm 2013 11:02 AM
TNc: sáng nay 3-7-2013 tại Nhà hát chèo đã diễn ra lễ kỉ niệm 10 năm ngày mất nhà viết kịch, nhà văn Lộng Chương. Ông sinh năm 1918 mất năm 2003. Ông sinh ra tại Hải Dương, sống và sáng tác tại Hà Nội. Ông là nhà viết hài kịch xuất sắc để lại nhiều tác phẩm đồ sộ với hơn 80 vở kịch và nhiều tác phẩm văn học. Vở kịch Quấn, Cửa mở hé của ông là dỉnh cao trong làng kịch VN. Ông đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT.
Trong lễ kỉ niệm, nhà nghiên cứu Hồ Thi, một người cùng công tác tại Hội nghệ sĩ sân khấu với Lộng Chương, đã kể lại: Rất nhiều lần chi bộ đề nghị lên trên chuẩn y kết nạp ông Lộng Chương vào Đảng nhưng đều không được chuẩn y. Ông Hồ Thi nói bây giờ lại hóa ra hay vì nếu ông là đảng viên chắc sẽ buồn hơn vì những điều trông thấy. Ông Lộng Chương là Ủy viên thường vụ Hội NSSK nhưng có mức lương thấp nhất, Văn phòng Hội đề nghị nhiều lần nâng lương cho ông nhưng không được chấp nhận. Mãi khi sắp nghỉ hưu ông mới được nâng 2 bậc lương nhưng vẫn thua xa nhiều người...
Tất cả thua thiệt không làm Lộng Chương bất mãn. Cốt cách Lộng Chương còn sáng mãi đó là một người trung thực không biết nói dối, nói sai...
Tại lễ kỉ niệm này nhà thơ Hữu Thỉnh đề nghị tỉnh Hải Dương và Hà Nội đặt tên đường mang tên Lộng Chương.
(Tổng hợp sau ngày Lễ Tưởng niệm)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét