Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

LỘNG CHƯƠNG - Sách "Các tác giả văn chương Việt Nam", Tập 1(*)

            (…) Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, Lộng Chương làm nhân viên phòng thí nghiệm ở Sở Tổng Thanh tra Nông lâm. Rồi bắt đầu làm báo viết văn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông chuyển sang hoạt động sân khấu. Từng là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (…)
NVK Lộng Chương - 1983
           Tác phẩm chính: Hầu thánh (Tiểu thuyết, 1942); Quẫn (Kịch, 1960); A Nàng (Kịch thơ, 1961); Cửa mở hé (Kịch, 1969); Quẫy (Kịch, 1984)… Kịch Lộng Chương tuyển tập (Nxb Văn học, 1997); Lý Thới (Kịch); Đòi con (Kịch); Mối lo của cụ Cửu (Kịch); Đoàn quân tóc trắng (Kịch); Đôi ngọc lưu ly (Chèo); Tình sử Loa thành (Kịch thơ)…
            Lộng Chương được tặng Huân chương Độc lập hạng Ba; Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt 2 năm 2000.
            Lộng Chương là cây bút hài kịch số 1 của Việt Nam.
            Nhận định về Lộng Chương, Tiến sĩ Phan Trọng Thưởng viết: “Cũng như nhiều kịch tác gia trong nền kịch Cách mạng, thời gian cầm bút của Lộng Chương gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ và anh dũng của dân tộc. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong 9 năm chống Pháp, Lộng Chương sáng tác 17 vở kịch, trong đó có những vở ghi đậm dấu ấn lên quá trình sáng tác của ông, được nhiều người biết đến như: Lý Thới (1948), Du kích thôn Đồi (1952), Chiến đấu trong lòng địch (1954) (…) Giá trị của những vở này trước hết thể hiện ở tinh thần công dân, ý thức của một nghệ sĩ nhập cuộc một cách tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc…”.
            Từ năm 1960 trở đi, có thể xem là giai đoạn mới trong quá trình sáng tác của Lộng Chương; ông vẫn thủy chung, gắn bó với thực tiễn đấu tranh và xây dựng đất nước, và vì vậy kịch của ông vẫn đậm tính thời sự. Nhưng với sự mở đầu của vở Quẫn, có thể nói đến một phong cách Lộng Chương, một thể loại hài kịch mà ông là tác giả đứng đầu (…) Với vở hài kịch này, ông không chỉ tiếp tục những gì đã có trong các sáng tác lớn của hơn 10 năm trước đó, như tinh thần bám sát thực tế, tính thời sự nóng hổi của các sự kiện… mà còn lần đầu tiên kết hợp được các yêu cầu trên với tầm vóc lớn, chiều sâu mới, bằng một thể loại nghệ thuật mới (…) Lộng Chương đã định hình phong cách hài hước trào lộng là sở trường, nhưng ông vẫn sáng tác cả Kịch thơ (A Nàng), Chèo (Đôi mắt cô Tơ, Cánh chim luân lạc…), Tuồng (Mỵ Châu - Trọng Thủy), cả bi kịch lẫn chính kịch (…)
Bản thảo Hài kịch "Quẫy"
 

Bản thảo Chèo "Đôi ngọc lưu ly"
Vở cải biên của NVK Lộng Chương

Bút tích một số sáng tác của NVK Lộng Chương


Danh mục bài viết nghiên cứu về sân khấu dịch từ Bertolt Brecht
của tác giả Lộng Chương 
(Đã gửi Viện Sân khấu, người nhận: Trần Trí Trắc 20/8/1987)

(*) Trích Sách "Các tác giả văn chương Việt Nam", Tập 1(*), NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2008

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét