Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất NHÀ VIẾT KỊCH LỘNG CHƯƠNG (2003 - 2013)

       Sáng 3/7/2013 tại Nhà hát Chèo Kim Mã, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam cùng với gia đình nhà viết kịch Lộng Chương đã phối hợp tổ chức Lễ Kỷ niệm 10 năm ngày mất của ông. (Lộng Chương sinh ngày 5/2/1918 mất ngày 26/6/2003, thọ 86 tuổi). 
     

Đông đảo các nhà hoạt động sân khấu, nhà văn hiện đang công tác trong Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam, trong đó có những người là bạn nghề, học trò của ông, cùng đại diện các Ban, ngành thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các đơn vị nghệ thuật biểu diễn ở Trung ương cùng thân nhân trong gia đình nhà viết kịch Lộng Chương đã đến dự.
      Nhà viết kịch Lộng Chương tên khai sinh là Phạm văn Hiền, quê làng Châu Khê, Bình Giang, Hải Dương. 
      Từ nhỏ ông đã có thiên hướng về sân khấu và văn chương. Đã sáng tác tiểu thuyết Hầu Thánh (năm 1942, chưa in). Từ kháng chiến chông Pháp, ông chuyển sang hoạt động sân khấy, là Uûy viên thường vụ Ban chấp hành Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam từ khóa I đến khi nghỉ hưu, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ông sáng tác hơn 140 vở kịch (gồm: kịch ngắn, kịch thơ, hài kịch, truyền thanh) viết ký, làm thơ, tiểu luận phê bình về nhiều đề tài đương đại và lịch sử. Những tác phẩm chính là: Quần (kịch, 1960), A Nàng (kịch thơ, 1961),Cửa mở hé (kịch, 1969), Quẫy (kịch, 1984), Tình sử Loa Thành (kịch) và Kịch Lộng Chương (Tuyển tập kịch, 1997), Ta - bạn và đời (thơ, 2013). 
       Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, NSND Lê Tiến Thọ; Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam - nhà thơ Hữu Thỉnh; NSƯT. Lê Chức; các nhà nghiên cứu Hồ Ngọc, Nguyễn Văn Thanh... đã phát biểu, tham luận khẳng định đóng góp to lớn của Lộng Chương cho nền sân khấu Việt Nam hiện đại. Hoạt động sân khấu nổi bật của ông rất đa dạng và phong phú: viết kịch bản, diễn viên, đạo diễn, đào tạo truyền dạy nghề. Ông là nghệ sĩ lớn, một nhân cách đáng kính, sống trung thực, thẳng thắn, chân tình với mọi người, tâm huyết với nghề, nêu gương sáng về lao động sáng tạo nghệ thuật. 
Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT đợt II, năm 2000. Người nghệ sĩ - chiến sĩ Lộng Chương đi xa đến nay đã 10 năm. Nhà thơ Hữu Thỉnh, trong phát biểu đã trân trọng thông báo: Hội Nhà văn Việt Nam sẽ phối hợp với các tổ chức hữu quan đề nghị UBND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố Hải Dương xem xét đặt tên Lông Chương cho con phố ở Thủ đô, ở Thành phố Hải Dương - quê hương ông. 
Trang Hoài 
 ©vanhien.vn 
http://vanhien.vn/spip.php?article2726&lang=vi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét