Bước lên xe buýt, tôi nghe được mẩu đối thoại của
hai người đàn bà.
Bà mặc áo hoa nhạt nói: "Này chị ạ, tôi đi xe
buýt đã được gần hai năm nay. Lúc đầu, chưa thực sự quen đâu. Nhưng giờ thì
thấy hay lắm". "Tôi thì mới đi được chừng nửa năm. Vừa đi, vừa quan
sát, vừa suy ngẫm. Quả thật, thấy nhẹ nhàng hơn đi xe máy" - bà to béo trả
lời. Lại bà áo hoa: "Giờ thì "nghiện" rồi chứ gì?
Đi xe buýt,
bớt được bao thứ "phụ tùng". Nào găng tay, nào kính mát, nào khẩu
trang bịt mặt...". Bà béo: "Nhưng thú thật, lúc đầu cũng thấy ngại.
Phải đi bộ chừng nửa cây số từ nhà ra bến xe. Rồi lại phải chuyển ô tô ở bến
Long Biên nữa chứ. Nếu là xe máy, dắt ra khỏi nhà, ngồi lên đề một nhát, thế là
ù luôn". Bà áo hoa" "Ôi dào, ở cái tuổi tôi và chị, mỗi ngày, đi
bộ khoảng hai ba cây số, chỉ có tốt cho sức khoẻ trở lên". "ừ, thì
tốt chứ sao. Nhất là mình làm "bàn giấy". Ngồi ì suốt ngày, mất hết
cả eo ót - bà béo vừa nói vừa cười hì hì - Nói vậy thôi, chứ cả đi bộ, giờ tôi
cũng "nghiện" rồi. Ơ, nhưng mà bắt đầu tháng tư tới, Nhà nước lên giá
vé, chị biết chưa?".
"Tưởng gì, chứ giá vé của tôi và chị, lên 80.000 đồng. Tôi biết rồi" - bà áo hoa tỏ vẻ thông thạo. "Thế chị thấy có cao không? Nghe mấy "ông xe buýt" bảo, mấy năm nay Nhà nước phải trợ giá hàng trăm tỷ đồng để "mua" thói quen của chúng mình... ". Bà áo hoa cắt ngang: "Mua là mua như thế nào. Nghe cứ như là chỗ chợ búa ấy". Bà béo giải thích: "Chị hiểu sai rồi. Nhà nước không hề thu lợi trong chuyện này. Mà còn mất tiền thêm để tăng cường hoàn chỉnh dịch vụ xe buýt, để nhiều người dân thấy tiện dụng mà chọn phương tiện này. Nhưng không thể trợ giá mãi được. Vì thế, phải tăng giá vé để giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước". Bà áo hoa hiểu ra: "Kể cũng phải. Tôi thấy 50.000 đồng để đi liên tuyến. Đi bất cứ lúc nào thì cũng rẻ thật. Lên 80.000 đồng là đúng". Bà béo phàn nàn: "Ấy vậy mà hôm qua, cái tờ báo nào đó còn đăng bài viết về nạn đi xe buýt "chùa" của sinh viên. Nào là mượn thẻ, nào là thay ảnh... xâú hổ quá. Đối tượng này giá vé giờ là 50.000 đồng đi liên tuyến phải không?". Bà áo hoa tỏ ra thông cảm: "Kể ra thì cũng tội. Đa số sinh viên thuộc tầng lớp nghèo. 50.000 đồng với họ cũng lớn đấy. Tất nhiên, tôi không bảo vệ cho cái sai đâu. Nhưng nếu Nhà nước có biện pháp trợ giá riêng cho đối tượng này, để họ đi xe buýt một cách đàng hoàng, không phải dối trá thì tốt biết mấy". Bà béo đồng tình: "Đúng rồi, tôi nghe nói các nước phát triển, sinh viên được ưu tiên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc đi lại. Nên chăng, quy định cho sinh viên một mức giá nào đó phù hợp và đưa vé vào các trường học để bán thì tốt biết mấy". Bà béo dứt lời, bà áo hoa tiếp luôn: "Nếu xây dựng những cơ chế và quy định phù hợp cho từng đối tượng, Nhà nước sẽ "mua" được thói quen đi lại của nhiều người dân hơn nữa với giá hợp lý, phải không chị nhỉ?"
Xe buýt Hà Nội |
"Tưởng gì, chứ giá vé của tôi và chị, lên 80.000 đồng. Tôi biết rồi" - bà áo hoa tỏ vẻ thông thạo. "Thế chị thấy có cao không? Nghe mấy "ông xe buýt" bảo, mấy năm nay Nhà nước phải trợ giá hàng trăm tỷ đồng để "mua" thói quen của chúng mình... ". Bà áo hoa cắt ngang: "Mua là mua như thế nào. Nghe cứ như là chỗ chợ búa ấy". Bà béo giải thích: "Chị hiểu sai rồi. Nhà nước không hề thu lợi trong chuyện này. Mà còn mất tiền thêm để tăng cường hoàn chỉnh dịch vụ xe buýt, để nhiều người dân thấy tiện dụng mà chọn phương tiện này. Nhưng không thể trợ giá mãi được. Vì thế, phải tăng giá vé để giảm bớt gánh nặng ngân sách cho Nhà nước". Bà áo hoa hiểu ra: "Kể cũng phải. Tôi thấy 50.000 đồng để đi liên tuyến. Đi bất cứ lúc nào thì cũng rẻ thật. Lên 80.000 đồng là đúng". Bà béo phàn nàn: "Ấy vậy mà hôm qua, cái tờ báo nào đó còn đăng bài viết về nạn đi xe buýt "chùa" của sinh viên. Nào là mượn thẻ, nào là thay ảnh... xâú hổ quá. Đối tượng này giá vé giờ là 50.000 đồng đi liên tuyến phải không?". Bà áo hoa tỏ ra thông cảm: "Kể ra thì cũng tội. Đa số sinh viên thuộc tầng lớp nghèo. 50.000 đồng với họ cũng lớn đấy. Tất nhiên, tôi không bảo vệ cho cái sai đâu. Nhưng nếu Nhà nước có biện pháp trợ giá riêng cho đối tượng này, để họ đi xe buýt một cách đàng hoàng, không phải dối trá thì tốt biết mấy". Bà béo đồng tình: "Đúng rồi, tôi nghe nói các nước phát triển, sinh viên được ưu tiên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả việc đi lại. Nên chăng, quy định cho sinh viên một mức giá nào đó phù hợp và đưa vé vào các trường học để bán thì tốt biết mấy". Bà béo dứt lời, bà áo hoa tiếp luôn: "Nếu xây dựng những cơ chế và quy định phù hợp cho từng đối tượng, Nhà nước sẽ "mua" được thói quen đi lại của nhiều người dân hơn nữa với giá hợp lý, phải không chị nhỉ?"
Không biết câu chuyện giữa hai người đàn bà còn tiếp
tục rôm rả hay không? Nên chăng, các cơ quan chức năng nghe được những ý kiến
như thế này của người dân nhỉ? Nhưng họ làm nghề gì không biết, mà nói với nhau
thông thạo đến thế về việc Nhà nước "mua" thói quen đi xe buýt của
người dân? Nhưng đến bến tôi phải xuống rồi. Thật tiếc!
Báo KH&ĐS,
14/4/2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét