Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

LỘNG CHƯƠNG (5.II.1918-26.VI.2003) - Từ điển Văn Học(*)

             (…) Vở hài kịch Quẫn là một bước ngoặt (…) đã tạo nên phong cách hài hước trào lộng công kích vào tư tưởng hủ bại, vào lối nghĩ lối sống không còn phù hợp với xã hội đương đại (…)

NVK Lộng Chương - 1988
            (…) nghệ thuật khắc họa hình tượng cùng với bút pháp hài hước trào lộng của Lộng Chương một mặt chịu ảnh hưởng (…) từ đời sống kịch trường với những hài kịch nổi tiếng được trình diễn ở Việt Nam những năm 30-40 của các nhà viết kịch Pháp như Plôt, Môlie, và những tác giả Việt Nam như Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim, Vi Huyền Đắc (…) mặt khác ông cũng tiếp thu một số đặc điểm, thủ pháp trong Chèo, Tuồng cổ (…) như nghệ thuật dẫn chuyện; đặc biệt là thủ pháp xây dựng các vai hề, lối nói ẩn dụ, ngoa dụ, hoán dụ, cách chơi chữ trong lời thoại nhân vật.

           
Những ấn phẩm in tiểu thuyết phóng sự 
Hầu Thánh của NVK Lộng Chương
 
Lộng Chương viết khỏe và liên tục, nổi lên hàng đầu trong kịch của ông là tính thời sự cùng các yếu tố hài hước, trào lộng. Hài kịch của ông là một chuỗi tiếng cười nhiều cung bậc: cười mỉa mai, châm biếm trong Quẫn; cười đả kích, chế giễu trong Cửa mở hé; cười vui, hóm hỉnh, đầy thiện ý xây dựng trong Hỏi vợ, Yểm bùa trừ sâu, Úng… Ông là nhà viết kịch có đóng góp hàng đầu cho hài kịch Việt Nam hiện đại, cũng là người góp phần mở đầu nền kịch Cách mạng Việt Nam.
            Tập Hồi ký Sân khấu đời tôi dày hơn ngàn trang chưa kịp xuất bản, là một ký thác tâm đắc nhằm làm sống lại ít nhiều cuộc đời lao động nghệ thuật cùng đời sống kịch trường mà ông từng được tham gia và chứng kiến.
Bút tích một số sáng tác của NVK Lộng Chương

Bút tích một số sáng tác của NVK Lộng Chương
                                                                           





                                       


(*) Trích Sách “Từ điển Văn học”; Nxb Thế giới, Hà Nội 2005


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét