Trong chương trình “Chào buổi sáng” ngày 30/3/2005, VTV1
sau khi thông báo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng giá xăng dầu,
có “kết” một câu: Chúng ta đang hội nhập với quốc tế, giá cả quốc tế tăng thì
giá cả trong nước cũng phải tăng!
Trước hết, điều này không sai. Liên hệ với tình trạng buôn lậu xăng dầu sang bên kia biên giới vừa qua cho thấy, do sự chênh lệch về giá cả giữa hai nước, di việc buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, do tính hám lợi của những người dân (không loại trừ cả sự thông đồng giữa những cán bộ thoái hóa, kém đạo đức, thiếu trách nhiệm, được Nhà nước đặt quyền hạn vào tay và những kẻ buôn lậu), mà chúng ta đã mất lượng lớn nguồn năng lượng quý. Không những thế, giá xăng trong nước được Nhà nước trợ giá, mới thấp hơn ở nước ngoài. Như vậy, ta đã thiệt đơn thiệt kép!
Ảnh minh họa |
Trước hết, điều này không sai. Liên hệ với tình trạng buôn lậu xăng dầu sang bên kia biên giới vừa qua cho thấy, do sự chênh lệch về giá cả giữa hai nước, di việc buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, do tính hám lợi của những người dân (không loại trừ cả sự thông đồng giữa những cán bộ thoái hóa, kém đạo đức, thiếu trách nhiệm, được Nhà nước đặt quyền hạn vào tay và những kẻ buôn lậu), mà chúng ta đã mất lượng lớn nguồn năng lượng quý. Không những thế, giá xăng trong nước được Nhà nước trợ giá, mới thấp hơn ở nước ngoài. Như vậy, ta đã thiệt đơn thiệt kép!
Tuy nhiên, trong bối cảnh giá cả nhiều hàng hóa và dịch vụ
đều có xu hướng tăng mạnh thì, mỗi khi một thứ hàng hóa tăng giá sẽ thêm một nỗi
lo lắng cho muôn dân. Trong khi, họ chẳng bao giờ thiếu nỗi lo… Nào là giá nước
sạch tăng, nào là giá xe buýt tăng, nào là giá thịt lợn tăng do dịch cúm gia cầm
phát triển… Xăng tăng giá kéo theo một loạt giá của những hàng hóa và dịch vụ
liên quan đến xăng dầu đã tăng … Lại nữa, giá dịch vụ bưu chính viễn thông từ
lâu được báo chí tổng kết, đắt hơn nhiều so với các nước trên thế giới và khu vực.
Rồi giá taxi, ngay nước láng giềng với ta là Thái Lan cũng có giá dịch vụ taxi
“mềm” bằng nửa của ta… Chúng ta vẫn có thể kể ra nhiều thứ lắm, nếu có thời
gian!
Trở lại với câu “kết” của VTV1, đồng ý rằng: Khi ta đang
hội nhập với thế giới, thì giá cả hàng hóa và dịch vụ của chúng ta với thế giới
phải có xu hướng nhích gần nhau và tiến tới phải bằng nhau. Nhưng có lẽ chúng
ta cần phải nhìn lại mức thu nhập của dân ta. Theo thống kê, thu nhập trung
bình một năm của một người dân Việt Nam là 400 đôla. Cứ cho đó là con số đúng
đi thì, đó cũng chỉ bằng số tiền làm thêm vào 2 ngày nghỉ cuối tuần của một
sinh viên (học tại Đức) và bằng 1/8 mức lương một tháng của một công nhân tay
nghề tương đối tốt ở Đức. So sánh với mức thu nhập của đại diện 2 giới (sinh
viên và công nhân) ở một nước châu Âu là như vậy. Còn mức lương trung bình của
một công chức Việt Nam thì… thật khó “điều tiết” sinh hoạt gia đình trong bối cảnh
giá cả leo thang như hiện nay. Cho dù, Nhà nước đã quyết định tăng lương cho đội
ngũ cán bộ công chức từ tháng 10/2004. Thực tế cho thấy, trước tháng 10/2004,
giá cả nhiều loại hàng hóa trên thị trường rất nhạy bén, đã “automatic” bắc
thang để “ngự” vị trí cao hơn (rất nhiều) mức lương được tăng thêm!
Thế mới biết, để xử lý hài hòa, cân đối, hợp lý trước những
sự “lên xuống” của mức lương với giá cả hàng hóa và dịch vụ, không phải là chuyện
dễ và không thể ngày một ngày hai! Vì vậy, trong nhiều trường hợp cụ thể, không
nhất thiết giá cả hàng hóa thế giới tăng thì giá cả trong nước cũng phải tăng.
Ngay cả khi sự tăng giá là cần thiết thì cũng phải tăng như thế nào và tăng vào
lúc nào để phù hợp với mức thu nhập trung bình quá thấp của người dân Việt Nam
so với thu nhập trung bình của người dân nhiều nước trên thế giới. Và, để đời sống người lao động đã khó khăn, càng khó khăn hơn!
Báo KH&ĐS, 22/4/2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét